Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 24-5-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 24-5

Sự kiện trong nước

Ngày 24-5-1932: Ngày thành lập tỉnh Gia Lai.

Ngày 24-5-1944: Ngày mất của đồng chí Hoàng Văn Thụ. Hoàng Văn Thụ sinh ngày 4-11-1909 tại Lạng Sơn. Năm 1929, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1937, đồng chí trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Năm 1939, đồng chí được bầu làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ. Ngày 24-5-1944, đồng chí bị thực dân Pháp xử bắn. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Văn Thụ là tấm gương sáng về lòng trung thành vô hạn với Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích của Đảng, nhân dân, của dân tộc lên trên hết.

leftcenterrightdel

Đồng chí Hoàng Văn Thụ. Ảnh tư liệu 

Ngày 24-5-1947: Hội nghị dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Định Hóa, Thái Nguyên. Hội nghị thống nhất việc tổ chức dân quân, tự vệ và du kích do các cơ quan quân sự địa phương chỉ huy, trở thành một bộ phận trong các Lực lượng vũ trang.

Ngày 24-5-1959: Học viện Nông Lâm (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) có vinh dự lớn được đón Bác Hồ về thăm tại cơ sở Văn Điển. Bác đi thăm từ nơi ở, nhà ăn, nhà trẻ, nhà vệ sinh đến chỗ học, phòng thực tập, trại thực tập thí nghiệm của sinh viên. Tại đây, Người ân cần nhắc nhở thầy trò nhà trường: “Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi”.

leftcenterrightdel
Bác đến thăm và nói chuyện với giáo viên, công nhân viên và sinh viên Học viện Nông Lâm, ngày 24-5-1959. Ảnh tư liệu  

Ngày 24-5-1982: Ngày truyền thống Lữ đoàn 490 (Binh chủng Pháo binh). Lữ đoàn 490 là đơn vị Tên lửa chiến lược đất đối đất, có nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ trên các địa bàn; tham gia phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh… và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác.

Trải qua 40 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, chung sức, chung lòng, đoàn kết phấn đấu xây dựng Lữ đoàn ngày càng vững mạnh, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ, xây dựng nên truyền thống: “Tích cực, chủ động, tiến bộ toàn diện”, góp phần tô thắm thêm truyền thống “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” của Binh chủng Pháo binh Anh hùng. Với những thành tích đó, Lữ đoàn vinh dự được Nhà nước tặng 6 Huân chương Chiến công (1 hạng Nhì và 5 hạng Ba), 1 Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất (năm 2007) và nhiều phần thưởng cao quý.

leftcenterrightdel

Cán bộ Lữ đoàn Tên lửa 490 kiểm tra Đại đội 1, Tiểu đoàn 1 thực hành thao tác đưa tên lửa về SSCĐ cấp 3. Ảnh: Qdnd.vn  

Sự kiện quốc tế

Ngày 24-5-1540: Ngày sinh nhà khoa học lỗi lạc của nước Anh William Ginber. Những từ Điện, Sự hút điện, Lực điện, Cực từ là do ông đưa ra. Ông mất ngày 30-11-1603.

Ngày 24-5-1883: Khánh thành cầu Brooklyn tại Thành phố New York sau 14 năm xây dựng. Đây là cây cầu treo dài nhất thế giới vào thời điểm đó.

Ngày 24-5-1905: Ngày sinh Mikhail Sholokhov, nhà vǎn hiện đại Nga. Những tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc đời sống của nhân dân Nga, nhất là vùng sông Đông như: “Những câu chuyện sông Đông”, “Thảo nguyên xanh”, Tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, “Họ chiến đấu vì Tổ quốc”, “Số phận con người”. Ông mất ngày 21-2-1984.

Theo dấu chân Người

Ngày 24-5-1922, bản “Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp Thuộc địa” do Nguyễn Ái Quốc thảo, được thông qua. Văn kiện này nêu rõ tôn chỉ, mục đích của hội và khẳng định quan điểm: “Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội Liên hiệp Thuộc địa thành lập chính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy”.

Cuối bản tuyên ngôn kêu gọi: “Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác: Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”.

Ngày 24-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội đồng Chính phủ để nghe báo cáo công việc của đoàn Quốc hội đang ở Pháp; việc dàn xếp xung đột với lực lượng Việt Nam Quốc dân Đảng ở Vĩnh Yên; việc thống nhất quân đội giữa Việt Nam Cách mệnh đồng minh hội với quân Chính phủ…

Cùng ngày, Báo Cứu Quốc đăng tiếp bài thứ 2 của Bác về “Binh pháp Tôn Tử” với nhan đề “Muốn biết người phải thế nào?”. Bài viết phân tích vai trò quan trọng của việc sử dụng và các phương thức hoạt động gián điệp để nhấn mạnh: “Nhiệm vụ của gián điệp rất nặng nề. Làm được nhiệm vụ đó, thắng trận rất dễ dàng”.

leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các thành viên Hội đồng Chính phủ năm 1948. Ảnh tư liệu 

Ngày 24-5-1948, nhật ký của Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi lại buổi gặp Bác trước ngày họp Hội đồng Chính phủ: “Trời càng về đêm càng mưa lớn. Chúng mình phải ở lại kéo dài câu chuyện với Cụ (Chủ tịch) trong lúc chờ đợi hết mưa. Cụ ân cần thăm hỏi gia đình của mọi người. Đến lúc chúng mình vui câu chuyện nhắc đến gia đình Cụ, Cụ phì cười và nói: “Mình chẳng phải thần thánh gì, cũng người như tất cả mọi người. Nhưng với hoàn cảnh này, còn điều kiện nào nghĩ đến gia đình… Ý kiến các chú thế nào?” Chúng mình cũng chỉ phì cười mà nói: “Thật là khó”, không thể có ý kiến gì khác. Cụ cười và nói tiếp: “Gia đình nhỏ không thể được thì ta cứ lo gia đình lớn đi vậy”.

Ngày 24-5-1969, Bác kiểm tra sức khỏe, sau đó họp Bộ Chính trị nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo tình hình quân sự, nghe Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh báo cáo về công tác đối ngoại. Bình luận về chủ trương 8 điểm liên quan đến việc giải quyết chiến tranh ở Việt Nam của Tổng thống Mỹ R.Nixon, Bác nói: “Nixon đã bị động và đó là hành động mị dân của Nixon”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Quan sơn muôn dặm một nhà,

Vì trong bốn biển đều là anh em”

Đó là những câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong diễn văn tiễn Chủ tịch K. E. Voroshilov và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, ngày 24-5-1957.

(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011, t.10, tr.557-558.)

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô Vorosilop dẫn đầu thăm Việt Nam, tại Phủ Chủ tịch ngày 20-5-1957. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh 

Câu thơ trên khẳng định tình đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Để xây dựng, củng cố sự nghiệp đoàn kết cao cả ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, các đảng cộng sản và công nhân quốc tế phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên quyết đấu tranh chống những khuynh hướng tư tưởng sai lầm, lệch lạc, như chủ nghĩa dân tộc tư sản, chủ nghĩa Sô vanh (Chauvinism), chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa xét lại... Trong thực tiễn hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi, góp phần vào việc củng cố sự đoàn kết quốc tế cao đẹp ấy.

leftcenterrightdel
Chính phủ và nhân dân Trung Quốc chào mừng Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm Trung Quốc, tháng 6-1955. Ảnh: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao 
leftcenterrightdel
 Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Bungari, tháng 8-1957. Ảnh: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao
leftcenterrightdel
 Chủ tịch Hồ Chí Minh hội kiến Chủ tịch Tiệp Khắc Antonín Zápotocký, trong chuyến thăm hữu nghị Tiệp Khắc (17-7-1957). Ảnh: TTXVN
leftcenterrightdel
Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Ba Lan, tại sân bay Varsava (21-7-1957). Ảnh tư liệu 
leftcenterrightdel
Hồ Chủ tịch và các đại biểu dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII tại điện Kremlin, tháng 10-1961. Ảnh: Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao 

Những lời căn dặn của Người về đoàn kết quốc tế là định hướng quan trọng cho quan hệ đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Đó là cơ sở lý luận để Đảng ta xác định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; có chính sách đối ngoại rộng mở; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế với tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình.

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 thời gian qua, những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên tính thời sự, tính khoa học và thực tiễn; tiếp tục là nền tảng vững chắc để Đảng, Nhà nước ta hoạch định đường lối, chính sách về tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch Covid-19. Với tinh thần quốc tế cao cả được kế thừa từ truyền thống lịch sử, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mặc dù đang còn nhiều khó khăn, nhưng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ với các quốc gia, tổ chức quốc tế.

Việt Nam cùng các nước chia sẻ kinh nghiệm và biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kết quả nghiên cứu vắc xin cũng như các hình thức hợp tác hiệu quả trong công tác bảo hộ công dân, cung ứng trang thiết bị y tế, phối hợp trong các hình thức viện trợ nhân đạo, duy trì giao thương cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi cho mở cửa và hồi phục nền kinh tế hậu Covid-19. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước và các tổ chức quốc tế về vaccine, thuốc điều trị, vật tư y tế phòng chống dịch. 

Những sự giúp đỡ thiết thực, kịp thời của bạn bè quốc tế đã giúp Nhân dân Việt Nam vượt qua nhiều làn sóng dịch, góp phần vào thành công của Việt Nam trong phòng, chống dịch Covid-19. 

leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng trao tượng trưng 100.000 khẩu trang của chính phủ Việt Nam cho Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward (tháng 4-2020). Ảnh: TTXVN

Đối với quân đội, để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ toàn quân càng phải luôn quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả, đường lối đối ngoại rộng mở; coi hội nhập quốc tế và đối ngoại về quốc phòng là một định hướng chiến lược, việc làm thường xuyên, quan trọng.

Chú trọng thúc đẩy quan hệ về quốc phòng với các nước láng giềng, các nước có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước trong khu vực…, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, vì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại quốc phòng có đủ bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ mới.

leftcenterrightdel
Các thành viên Đội Công binh số 1 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 xuất quân lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Ảnh: TUẤN HUY 

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày 24-5-1957, trang nhất Báo Quân đội nhân dân đã đăng hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô tại Quảng trường Ba Đình.

leftcenterrightdel
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân ngày 24-5-1957.

Ngày 24-5-1967, trang ba Báo Quân đội nhân dân đã trích đăng “Huấn thị của Hồ Chủ tịch nhân dịp tổng kết chiến dịch biên giới 1950”: “Người đội trưởng, người chính trị viên phải là người anh, người chị, người bạn của đội viên. Chưa làm được như vậy là chưa hết nhiệm vụ. Cán bộ có thân đội viên như chân tay, thì đội viên mới thân cán bộ như ruột thịt. Có như thế thì chỉ thị, mệnh lệnh và kế hoạch cấp trên đưa xuống, đội viên sẽ tích cực và triệt để thi hành.”

leftcenterrightdel
 Trang ba Báo Quân đội nhân dân ngày 24-5-1967.

Ngày 24-5-1970, trang nhất Báo Quân đội nhân dân đã trích đăng Di chúc của Hồ Chủ tịch: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.”

leftcenterrightdel
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân ngày 24-5-1970. 
leftcenterrightdel
 

KIM GIANG (tổng hợp)