Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 22-1-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast tại đây và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 22-1

Sự kiện trong nước

Ngày 21 đến 22-1-1962: Bác Hồ cùng Anh hùng du hành vũ trụ Liên Xô Ghéc-man Ti-Tốp thăm Vùng mỏ và thăm vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Buổi sáng ngày 22- 1-1962, Bác nói chuyện tại cuộc mít tinh lớn tại thị xã Hòn Gai. Buổi chiều Bác đưa anh hùng du hành vũ trụ Ghéc - man Ti-Tốp thăm vịnh Hạ Long. Đây là 1 trong 9 lần Bác Hồ về thăm Quảng Ninh.

leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng vũ trụ Liên Xô Ghéc-man Ti-Tốp thăm vịnh Hạ Long, ngày 22-1-1962. Ảnh tư liệu 
leftcenterrightdel
Trong cuộc mít tinh mùa xuân và đón nhận Cờ luân lưu thi đua khá nhất, hàng vạn công nhân, cán bộ Quảng Ninh hứa với Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sức sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc (2-2-1965). Ảnh tư liệu 

Ngày 21-1-1962, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tổ chức mít tinh trọng thể chào mừng Bác và Anh hùng Ghéc-man Ti-Tốp. Trong buổi đi thăm vịnh Hạ Long trên chiếc tàu Hải quân, qua các hòn đảo, hang động của Vịnh ngày 22-1-1962, Bác khen ngợi cảnh quan nơi đây nơi nào cũng đẹp.

Bác và Anh hùng Ghéc man Ti-tốp đã dừng chân ở một hòn đảo nhỏ. Hòn đảo này sau đó được đặt tên là Đảo Ti Tốp.

Trưa hôm ấy, Bác Hồ, Anh hùng Ghéc-man Ti-Tốp và những cán bộ chiến sĩ đi cùng ăn trưa trên một tảng đá trên đảo. Chợt Bác quay sang hỏi đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm (là Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu Hồng Quảng): "Hòn đảo này có tên gọi gì chưa?”. Đồng chí Nguyễn Ngọc Đàm chưa kịp trả lời thì Bác nói: "Hôm nay Bác cháu ta và Anh hùng Liên Xô Ghéc-man Ti-Tốp cùng ăn cơm trưa dưới chân hòn núi đá này, để nhớ lâu, Bác cháu ta cùng đặt tên cho hòn đảo này là Đảo Ti Tốp, các chú có đồng ý không?”. Tất cả đều cười vui nhất trí...

Quảng Ninh - vùng đất phên dậu Đông Bắc Tổ quốc - được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt. Sự quan tâm đó thể hiện qua 9 lần Bác về thăm Quảng Ninh, thể hiện bằng việc Người đồng ý cho tạc tượng mình trên hòn đảo tiền tiêu Cô Tô. Không chỉ những vùng đô thị như Hạ Long, Uông Bí, mà những vùng xa xôi như Móng Cái, Cô Tô, Vân Đồn cũng đã in dấu chân Người. Bác còn luôn quan tâm, theo dõi từng bước phát triển của tỉnh, gửi hàng trăm thư khen, động viên cán bộ, nhân dân, chiến sĩ LLVT trong tỉnh. Trong mỗi chuyến đi ấy, Bác đều ân cần động viên, thăm hỏi, dặn dò các cấp ủy, chính quyền, quân và dân địa phương nỗ lực phấn đấu xây dựng Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp.

Những lần Bác về thăm Quảng Ninh là những sự kiện vô cùng quan trọng, là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Quảng Ninh. Những lời căn dặn của Bác Hồ luôn được các thế hệ cán bộ, đồng bào các dân tộc trong tỉnh khắc ghi, phấn đấu thực hiện tốt để đáp lại tình cảm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã dành cho đồng bào, chiến sĩ Quảng Ninh.

leftcenterrightdel
Ngày 15-11-1968, tại Phủ Chủ tịch, Hồ Chủ tịch và đồng chí Lê Duẩn thân mật tiếp đoàn đại biểu công nhân khu mỏ than Quảng Ninh. Ảnh tư liệu 
leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm cơ sở sản xuất vận chuyển than ở vùng mỏ Quảng Ninh (30-3-1959). Ảnh tư liệu 

Khắc sâu hình ảnh, tư tưởng, tâm nguyện của Người, những năm qua, quân và dân các dân tộc Quảng Ninh đã nỗ lực, sáng tạo trong xây dựng và phát triển. Từ một tỉnh nghèo với nhiều khó khăn, thách thức, đến nay Quảng Ninh đã trở thành một trong những tỉnh đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực. Làm theo lời Bác dạy “Phải xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một tỉnh giàu đẹp và vững mạnh”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã đoàn kết một lòng, quyết tâm đi theo con đường mà Bác đã chọn.

 (Theo hochiminh.vn, dulich.quangninh.gov.vn, congdoantkv.vn và quankhu3.vn)

22-1-1962: Khánh thành nhà máy đường Vạn Điểm, nhà máy đường lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ. Ngoài việc sản xuất đường, nhà máy còn sản xuất thêm bột giấy từ bã mía, phân bón từ bùn mía và vôi.

22-1-1968: Chiến dịch Igloo White nhằm thiết lập một hệ thống thám báo điện tử ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc qua đường mòn Hồ Chí Minh được triển khai.

22-1-1996: Lệnh của Chủ tịch nước (số 45-L/CTN) công bố Pháp lệnh về Dân quân tự vệ.

Sự kiện quốc tế

22-1-1901: Edward VII lên ngôi vua sau cái chết của mẹ ông, nữ hoàng Victoria.

22-1-2006: Evo Morales tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Bolivia, trở thành vị Tổng thống người bản xứ đầu tiên của nước này.

Theo dấu chân Người

Ngày 22-1-1924, Nguyễn Ái Quốc đang học và làm việc tại Liên Xô thì nhận được tin V.I.Lenin đã từ trần vào đêm hôm trước (21-1-1924). Nguyễn Ái Quốc đã tới trụ sở Quốc tế Nông dân ở Moscow để dự phiên họp bất thường. Tại đây, Nguyễn Ái Quốc được phân công cùng một số đồng chí khác viết “Lời kêu gọi của Quốc tế Nông dân”. Văn kiện kêu gọi: “Nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta là thực hiện những lời khuyên quan trọng nhất của Lenin. Điểm quan trọng nhất trong di huấn chính trị của Người là thực hiện liên minh công nông, củng cố khối đoàn kết nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành thị... Hãy cất lên thật to, thật mạnh giữa quần chúng nông dân lời kêu gọi: Nông dân và công nhân ở tất cả các nước hãy đoàn kết lại!”.

leftcenterrightdel
Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923). Ảnh tư liệu 

Ngày 22-1-1933, lúc 5 giờ chiều, Tống Văn Sơ (bí danh của Nguyễn Ái Quốc) trong bộ cánh cải trang một thương nhân giàu có bí mật cùng thư ký riêng của Luật sư Lôdơbi rời bến bằng một chiếc thuyền riêng do Thống đốc Hồng Công bố trí để lên con tàu “An Huy” đỗ sẵn ở ngoài khơi lên đường đi Hạ Môn, từ đó đến Thượng Hải và sang Nga, kết thúc “Vụ án Hồng Kông” phá âm mưu trục xuất Nguyễn Ái Quốc để giao cho mật thám Pháp ở Đông Dương thực hiện bản án tử hình vắng mặt của Toà án Nam triều đã tuyên từ năm 1929. Theo dõi rất sát vụ án này, nhưng phải đến hơn hai tháng sau (25-3) Pháp mới biết Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi Hồng Kông và phát lệnh truy nã!

22-1-1947: Bác Hồ viết bài thơ “Chúc Tết” để chúc mừng Tết Đinh Hợi. Đây là Tết cả nước kháng chiến. Mặt trận Hà Nội vẫn đang rền tiếng súng xen lẫn pháo đón giao thừa của các chiến sĩ quyết tử. Bài thơ “Chúc Tết” của vị Chủ tịch nước Việt Nam độc lập thực sự là một hiệu kèn xung trận:

“Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió,/Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông/Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến/Chí ta đã quyết lòng ta đã đồng/Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!/Sức ta đã mạnh, người ta đã đông./Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!/Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”

Ngày 22-1-1952, được tin Thứ trưởng Bộ Giao thông công chính, kỹ sư Đặng Phúc Thông qua đời, Bác gửi điện chia buồn: “Tôi rất thương tiếc, vì chú Thông là một cán bộ cao cấp xuất sắc của Chính phủ, một chiến sĩ trung thành của dân tộc và một người bạn tốt của tôi”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Đồng bào các dân tộc và cán bộ, chiến sĩ Việt Bắc đã luôn luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, trung dũng của khu căn cứ cách mạng”.

Đó là lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Thư gửi quân và dân Quân khu Việt Bắc trong những ngày tháng đầu năm 1968: “…Thân ái gửi đồng bào và chiến sĩ Quân khu Việt Bắc, Đến ngày 14-1-1968, quân và dân Quân khu Việt Bắc đã bắn rơi 300 máy bay Mỹ, góp phần vào chiến công vẻ vang của quân và dân miền Bắc bắn rơi hơn 2.700 máy bay Mỹ. Đồng bào các dân tộc và cán bộ, chiến sĩ Việt Bắc đã luôn luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, trung dũng của khu căn cứ cách mạng”, đăng trên Báo Quân đội nhân dân, ngày 22-1-1968; trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã và đang bị quân và dân ta trên phạm cả nước đánh tan từng bước, đánh đổ từng bộ phận. Lực lượng kháng chiến của nhân dân ta phát triển nhanh chóng, miền Bắc xã hội chủ nghĩa đang tỏ rõ là hậu phương vững chắc của tuyền tuyến miền Nam.

leftcenterrightdel
Bà con Pác Bó, Cao Bằng vô cùng xúc động được gặp lại Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 20 năm xa cách (20-2-1961). Ảnh tư liệu 
leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đoàn đại biểu Nam Bộ từ chiến trường miền Nam ra chiến khu Việt Bắc báo cáo với Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ về quyết định kháng chiến của đồng bào và chiến sĩ miền Nam (10-1949). Ảnh tư liệu 

Trong thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận công lao đóng góp to lớn của quân và dân Quân khu Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm suốt nhiều năm qua. Người kêu gọi Quân khu Việt Bắc hãy cố gắng hơn nữa, đoàn kết cùng quân và dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Lời của Người đầu năm ấy đã được Quân khu Việt Bắc hào hứng đón nhận, nhanh chóng chuyển hóa vào hoạt động thực tiễn.

leftcenterrightdel
Bác Hồ thăm đình Tân Trào. Ảnh tư liệu 

Thực hiện lời của Người, Quân khu Việt Bắc đã đoàn kết thi đua, tiếp tục lập nên nhiều chiến công, thành tích vẻ vang, cùng quân và dân cả nước góp sức thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Hiện nay, các tỉnh thuộc Quân khu Việt Bắc năm xưa vẫn là địa bàn chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếp nối truyền thống cách mạng trong kháng chiến, trong những năm tháng của thời kỳ đổi mới, quân và dân các tỉnh thuộc Chiến khu Việt Bắc đã vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của đảng bộ tỉnh đặt ra; bộ mặt đô thị, nông thôn từng bước được khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao.

leftcenterrightdel
 Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3, Quân khu 1 hành quân tham gia diễn tập. Ảnh: KHƯƠNG DOÃN

Trong giai đoạn cách mạng mới, lực lượng vũ trang của các tỉnh tiếp tục được củng cố, xây dựng; triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; chủ động ứng phó linh hoạt, xử lý kịp thời, hiệu quả với các tình huống thiên tai, bão lũ cháy rừng… luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương tin tưởng.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22-1-1960 đăng ảnh Bác Hồ cùng lời chúc thọ Bác của Nguyễn Văn Từ: “Lo vì dân, nghĩ vì dân, vui khổ cũng vì dân, dốc chí thờ dân/ Công Bác với dân thiên thu bất tận; Bố gọi Bác, con gọi Bác, cháu chắt lại gọi Bác, nối dòng theo Bác. Lòng dân mong Bác vạn thọ vô cương.” Cũng trên trang nhất số ra ngày 22-1-1960 còn đăng bài báo “Bác trồng cây”.

leftcenterrightdel
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22-1 các năm 1960, 1967 và 1968. 

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22-1-1967 đăng chiến công của quân dân 2 miền Nam, Bắc với phần tít dẫn: “Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, trừng trị đích đáng giặc Mỹ gây tội ác, quân và dân hai miền lập công lớn.”

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22-1-1968 đăng thư khen của Hồ Chủ tịch gửi quân và dân Quân khu Việt Bắc.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22-1-2002 đăng lời dạy của Bác: “Thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng là một dịp học tập tiến bộ. Mỗi đảng viên, mỗi chi bộ cần căn cứ vào những văn kiện đó, liên hệ với công tác thực tế của mình, để nâng cao tư tưởng, ý thức tổ chức và kỷ luật, đồng thời đẩy mạnh công tác tiến bộ hơn nữa. Vì mỗi đảng viên tốt, mỗi chi bộ tốt là Đảng được mạnh thêm một phần; đảng viên kém, chi bộ kém là những khâu yếu của Đảng.”

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22-1-2006 đăng bài kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Cao Bằng.

leftcenterrightdel
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 22-1 các năm 2002 và 2006.
leftcenterrightdel
 

TƯỜNG VY (tổng hợp)