Ngày 30-6, tại Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội phối hợp với Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Văn học trẻ hôm nay: Mạch riêng và nguồn chung".
Hội thảo đã thu hút gần 20 tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà giáo bàn về vấn đề văn học trẻ hôm nay. Hội thảo được tổ chức ngay sau Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ X do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức vào trung tuần tháng 6-2022 tại Đà Nẵng.
Các tham luận đều nhất trí với quan điểm: Các nhà văn trẻ hiện nay (dưới 35 tuổi) là một thế hệ mới viết văn mới, trưởng thành trong một môi trường xã hội bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khác biệt với thế hệ cầm bút đi trước. Đây là những yếu tố để các đại biểu tham gia tọa đàm đặt niềm tin, hy vọng về thế hệ cầm bút hiện nay có những nền tảng, nhiều yếu tố để có thể đi xa hơn các bậc tiền bối nếu dấn thân đến cùng với văn chương.
 |
Độc giả tham quan các tác phẩm của nhà văn trẻ bên lề hội thảo. |
Nhiều tham luận và ý kiến đi sâu phân tích đặc trưng đường hướng sáng tác hiện nay các nhà văn trẻ, nổi trội là xu hướng viết về đề tài lịch sử, văn học mạng tương tác với độc giả, nhà văn kiêm nhiệm vai trò dịch giả, phê bình văn học…
Đồng thời, một số ý kiến chỉ ra rằng: Vấn đề của văn trẻ hiện nay là phong cách của các cây bút rất giống nhau, lẫn vào nhau mà ít có những gương mặt nổi trội.
Một số kinh nghiệm cũng được chỉ ra là văn chương không phải viết về đề tài nào, quan trọng là viết ra làm sao để cho hay. Câu chuyện này không liên quan đến tuổi tác của nhà văn. Quan trọng nhà văn phải thể hiện cá tính sáng tạo của bản thân mình. Các nhà văn trẻ nhất thiết nên nắm chắc một ngoại ngữ để tự dịch tác phẩm, để hội nhập văn chương thế giới.
Được biết các tham luận, ý kiến sẽ được các cơ quan chức năng tiếp thu nhằm soạn thảo Nghị định về hoạt động văn học trong thời gian tới.
Tin, ảnh: HOÀNG HOÀNG
QĐND - Đến hẹn, sau năm năm, hội nghị đại biểu những người viết văn trẻ toàn quốc lại được tổ chức trong 2 ngày 28 và 29-9 tại Hà Nội. Việc định danh văn học trẻ có lẽ chỉ nên được hiểu có tính tương đối về mặt tuổi tác-không hàm ý về năng lực chuyên môn. Có như thế, những luận bàn về họ-nhà văn trẻ, mới có được sự công bằng, khách quan trước các áp lực truyền thống: Khôn đâu đến trẻ.
QĐND - Từ khi tiếp xúc với văn học đương đại, cụm từ “văn học trẻ” khiến tôi băn khoăn khá nhiều. “Văn học trẻ” chỉ là cách gọi chung phổ biến hiện nay của văn đàn dùng để chỉ những nhà văn trẻ tuổi chứ không phải là một thuật ngữ văn học theo đúng những tiêu chí nghiêm ngặt của khoa học chuyên ngành. Băn khoăn hơn nữa vì cụm từ này bao chứa quá nhiều nội hàm vừa phong phú, vừa phức tạp, đan chéo vào nhau.
Năm 2012 được đánh giá là một năm không mấy thành công của văn học trẻ. Bước vào năm 2013, văn học trẻ lại lần nữa được hy vọng, sự hy vọng đến từ những cái mới về văn hóa đọc hơn là từ bản chất sáng tác của các cây bút trẻ và cả những cây bút viết cho người trẻ...