Ngày 4-11 còn diễn ra nhiều sự kiện trong nước và quốc tế đáng nhớ như Bác ký Sắc lệnh quy định nghĩa vụ quân sự cho công dân nam từ độ tuổi 18 đến 45…; khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Ialy; ông Barack Obama trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Hoa Kỳ…

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 4-11

Sự kiện trong nước

leftcenterrightdel
  Thiếu tướng Nguyễn Đăng Bảo, Phó tham mưu trưởng Quân khu 1 tặng hoa chúc mừng cán bộ, chiến sĩ Cụm TSKT 79. Ảnh: Vũ Hải

Cụm Trinh sát Kỹ thuật (TSKT) 79 thuộc Bộ tham mưu, Quân khu 1. Cách đây tròn 42 năm, ngày 4-11-1979, Tiểu đoàn TSKT 79 được thành lập theo Quyết định số 215 của Bộ Tổng Tham mưu. Theo yêu cầu nhiệm vụ, ngày 24-10-1994, Tiểu đoàn TSKT 79 được đổi tên thành Cụm TSKT 79. Suốt những năm qua, trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, cán bộ, chiến sĩ TSKT 79 luôn nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết, hiệp đồng, vượt mọi khó khăn, thử thách, bằng trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu đã thu thập, báo cáo lên trên nhiều tin tức có giá trị. Ghi nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ, Cụm TSKT 79 được Bộ tư lệnh Quân khu tặng 3 Cờ thưởng luân lưu; 8 lần đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng; nhiều năm liền được Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục 2, Bộ tư lệnh Quân khu tặng bằng khen.

Ngày 4-11-1981: Khai mạc Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam.

leftcenterrightdel
  Khai mạc Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam. Ảnh tư liệu

Ngày 4-11-1993: Ngành điện lực nước ta khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Ialy (ở tỉnh Kontum - nay thuộc tỉnh Gia Lai).

Sự kiện quốc tế

Ngày 4-11-1946: Tại Luân Đôn, Anh đã thành lập tổ chức giáo dục, khoa học và vǎn hóa của Liên hiệp quốc (viết tắt là UNESCO).

Ngày 4-11-1991: Tại Kỳ họp Đại hội đồng Interpol lần thứ 61 tổ chức tại Uruguay, Việt Nam chính thực là thành viên thứ 156 của Interpol và ngày này trở thành Ngày truyền thống của Interpol Việt Nam.

leftcenterrightdel
 Việt Nam chính thực là thành viên thứ 156 của Interpol. Ảnh: Getty Image.

Ngày 4-11-2002: Tại Phnôm Pênh, Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN ký kết Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC).

Ngày 4-11-2008: Barack Obama giành thắng lợi trước Thượng nghị sĩ John McCain trong kỳ bầu cử tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Hoa Kỳ.

leftcenterrightdel
Ông Barack Obama trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ. Ảnh: vufo 

Theo dấu chân Người

Ngày 4-11-1920, báo “L’Humanité”(Nhân Đạo) đăng bài “Ở Đông Dương” của Nguyễn Ái Quốc về cuộc đình công của thuỷ thủ Việt Nam tại cảng Hải Phòng khi hai chiếc tàu chuẩn bị đưa một số lượng lớn binh lính Việt Nam sang Syria. Nội dung có đoạn: “Chúng tôi cực lực phản đối việc đưa lính An Nam sang Syria... Nước Pháp đang để cho hàng triệu anh em chúng ta chết đói, trong khi đó hàng nghìn người khác bị đưa sang Tiểu Á làm bia đỡ đạn”.

leftcenterrightdel
 Báo “L’Humanité” với Nguyễn Ái Quốc. Ảnh tư liệu

Tháng 11-1948, Bác gửi thư khen ngợi Đội du kích Thủ đô và những lực lượng đã tham gia cuộc tấn công vào Hà Nội đêm 4-11-1948. Thư có đoạn: “Hà Nội là quả tim quân sự, chính trị và kinh tế của địch. Du kích Thủ đô và Vệ quốc quân cần phải thường khuấy rối quả tim của địch cho đến ngày tổng phản công. Du kích Thủ đô đó oanh liệt lập công lần đầu. Tôi chắc rằng từ nay du kích Thủ đô sẽ lập công nhiều hơn nữa, to hơn nữa”.

Ngày 4-11-1949, Bác ký Sắc lệnh quy định nghĩa vụ quân sự cho công dân nam từ độ tuổi 18 đến 45, với thời hạn là hai năm và có thể kéo dài nếu có chiến tranh; Sắc lệnh thành lập Liên khu Việt Bắc là nơi đặt đầu não của cuộc kháng chiến. Tháng 11-1949, Bác treo thưởng cho đơn vị chiến đấu giỏi ở Thủ đô là một khẩu súng “Thompson” do Đoàn đại biểu Nam bộ mang từ miền Nam ra tặng Bác.

Ngày 4-11-1953, báo “Cứu Quốc”- cơ quan Mặt trận Liên Việt Long Châu Sa đưa tin Bác Hồ gửi cho quân dân Nam bộ số tiền 1.000.000 đồng để làm giải thưởng cho quân và dân Nam bộ có thành tích thi đua giết giặc lập công.

leftcenterrightdel
  Tờ báo Cứu quốc số 2594. Ảnh tư liệu

Ngày 4-11-1954, phát biểu tại lễ nhận Quốc thư của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Liên Xô, Bác khẳng định: “Trong công cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của mình, nhân dân Việt Nam luôn luôn được sự đồng tình thắm thiết và sự ủng hộ khẳng khái của nhân dân Liên Xô. Cho nên nhân dân Việt Nam rất yêu mến và biết ơn nhân dân Liên Xô”.

leftcenterrightdel
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm chính thức Liên-Xô (1955). Ảnh tư liệu 

Ngày 4-11-1964, tại cuộc họp Bộ Chính trị chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ 10, Bác đề nghị cần đề cập nhiều hơn nữa vấn đề thực hành tiết kiệm, vì ở nước ta tiết kiệm là cơ sở để tích luỹ tái sản xuất và chú trọng tầm quan trọng của quy luật cân đối trong nền kinh tế, phải thấy sự khác nhau giữa giá cả, thị trường của ta và các nước tư bản. Bác còn đề nghị vấn đề lao động phải là một mục riêng, vì lao động làm ra giá trị, phải sử dụng lao động để tạo ra giá trị cao nhất.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Trong “Thư gửi các cán bộ, chiến sĩ chủ lực và dân quân du kích trong Chiến dịch Hòa Bình”, ngày 4-11-1951, Bác Hồ viết: “… Muốn thắng, thì ta phải tích cực, tự động, bí mật, mau chóng, kiên quyết, dẻo dai. Chắc thắng mới đánh. Nhưng tuyệt đối chớ chủ quan khinh địch...”.

Đây là thời điểm Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Hòa Bình nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng thị xã Hòa Bình, đập tan phòng tuyến sông Đà và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ. Đây là sự chỉ đạo sát sao, sự động viên khích lệ của Bác, thể hiện nhãn quan chính trị, quân sự thiên tài nhạy bén của Người đã đánh giá đúng tình hình địch, ta, phán đoán trước được âm mưu, hành động xảo quyệt của những tên đế quốc, thực dân xâm lược. Đó còn là phương châm, tư tưởng, nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của chiến dịch, đồng thời phản ánh rõ nét tư tưởng “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh-một tư tưởng đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, đem lại niềm tin, nguồn sức mạnh chính trị, tinh thần to lớn để tiếp thêm sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng cho các chiến sĩ ngoài mặt trận.

leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát mặt trận Đông Khê. Ảnh: TTXVN 

Quán triệt lời dạy của Người, quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng, lập công xuất sắc, đập tan cuộc tiến công lên Hòa Bình cùng với âm mưu lập “Xứ Mường tự trị” của thực dân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình là thành công của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chỉ đạo tiến công chiến dịch và đưa quân đội ta có bước tiến mới về trình độ chiến thuật, kỹ thuật, về khả năng chiến đấu liên tục dài ngày trên hai mặt trận rộng lớn và phức tạp; tạo ra cơ hội thuận lợi cho các chiến trường khác đẩy mạnh chiến tranh du kích, liên tục tiến công, tiêu diệt sinh lực địch, phát triển lực lượng kháng chiến và mở rộng thêm nhiều vùng căn cứ làm cho cục diện chiến trường thay đổi ngày càng có lợi cho ta, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của quân và dân ta trên các chiến trường.

leftcenterrightdel
 Bác Hồ với các đại biểu Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt, năm 1951. Ảnh tư liệu

Hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” đối với cách mạng nước ta và sẵn sàng can thiệp bằng vũ trang khi cần thiết. Để đánh thắng các thế lực thù địch, Quân đội ta cần chủ động nắm chắc tình hình, đánh giá và dự báo đúng các tình huống phức tạp có thể xảy ra; phát hiện kịp thời âm mưu, hành động của chúng để chuẩn bị lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể sẵn sàng ngăn chặn, đẩy lùi từ xa; duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ biên giới, vùng trời, vùng biển, hải đảo, nhất là các khu vực còn tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Mỗi cán bộ, chiến sĩ cần xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng đập tan mọi ý đồ xâm lược của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

leftcenterrightdel
  Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Hồ Chủ tịch và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Ngày 4-11-1960, trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân đã đăng ảnh Bác Hồ vui Tết trung thu với thiếu nhi.

leftcenterrightdel
 

Ngày 4-11-1966, trang nhất Báo Quân đội nhân dân đăng buổi làm việc của Bác Hồ với Đảng và chính phủ Cuba sang thăm chính thức nước ta.

leftcenterrightdel
 

 

leftcenterrightdel
 

ĐẶNG CƯỜNG (tổng hợp)