Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 9-7-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast tại đây và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm. 

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 9-7

Sự kiện trong nước

- Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9-7-1912, trong một gia đình trí thức nghèo tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Phù Khê, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đồng chí được kết nạp vào Đảng năm 1929 và trở thành Tổng Bí thư của Đảng vào tháng 3-1938.

leftcenterrightdel
 Đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Ảnh tư liệu

Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là người tiêu biểu cho thế hệ cán bộ rèn luyện, trưởng thành trong phong trào đấu tranh cách mạng và trong lao tù đế quốc. Đồng chí được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương V (tháng 3-1938) bầu làm Tổng Bí thư khi mới 26 tuổi. Đồng chí là đảng viên lớp đầu của Đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời cũng là một trong những cán bộ đầu tiên của Đảng tham gia thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh của phong trào công nhân mỏ vùng Đông Bắc.

leftcenterrightdel

 Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ được xây dựng trên khu đất của gia đình đồng chí thuộc phường Phù Khê, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: bacninh.gov.vn

Năm 1931, đồng chí bị địch bắt, bị đưa qua nhiều nhà tù khét tiếng tàn bạo, từ nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) đến “địa ngục trần gian” Côn Đảo. Trước đòn roi tra tấn và đày ải trong ngục tù của đế quốc, đồng chí đã tỏ rõ tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cách mạng, biến nơi lao tù đế quốc thành trường học cộng sản. Mặc dù bị tra tấn hết sức dã man, nhưng kẻ thù không lay chuyển được khí tiết cách mạng của người cộng sản kiên trung Nguyễn Văn Cừ. Bất lực, chúng đã xử bắn đồng chí tại Hóc Môn - Gia Định, sáng ngày 28-8-1941.

leftcenterrightdel
Sắc lệnh số 119, ngày 9-7-1946 của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc tổ chức Bộ Quốc gia Giáo dục. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

- Ngày 9-7-1946, Chính phủ ra Sắc lệnh số 119/SL về việc tổ chức Bộ Quốc gia Giáo dục. Theo sắc lệnh này, Bộ Quốc gia Giáo dục là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm quản lý công tác giáo dục, phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa. Sắc lệnh này đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống cơ cấu, tổ chức Bộ Giáo dục và Đào tạo sau này.

- Ngày 9-7-1960, ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam.

leftcenterrightdel
Logo biểu trưng ngành Du lịch Việt Nam giai đoạn 2012-2015. Ảnh: vietnamtourism.gov.vn 

- Ngày 9-7-1960, Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Nghị định số 26-CP về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam, tiền thân của ngành Du lịch Việt Nam hiện nay.

- Ngày 9-7-1966, ngày thành lập Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân). Lữ đoàn 171, tiền thân là Trung đoàn 171 Hải quân được thành lập ngày 9-7-1966 theo Quyết định số 70/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, tàu thuyền và các cơ sở vật chất kỹ thuật bị đánh phá nhiều lần, nhưng đơn vị vẫn liên tục chiến đấu, liên tục chiến thắng và phát triển…

leftcenterrightdel
Cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 171 quan sát các mục tiêu trên biển và diễn tập bắn đạn thật. Ảnh: dangcongsan.vn 

Trải qua 56 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, mặc dù ở từng giai đoạn lịch sử được tổ chức với các quy mô và có nhiều tên gọi khác nhau (Trung đoàn 171, Hạm đội 171, Lữ đoàn 171), đảm nhận nhiều nhiệm vụ và hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau, chiến đấu với nhiều đối tượng tác chiến, nhưng trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ của lữ đoàn luôn trung thành vô hạn với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, mưu trí, sáng tạo, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Ghi nhận những chiến công, thành tích xuất sắc, lữ đoàn và 7 đơn vị vinh dự được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác…

- Ngày 9-7-1966, ngày thành lập Lữ đoàn 172 (Vùng 3 Hải quân). Trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của miền Bắc sau khi được giải phóng, ngày 3-8-1961, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Tiểu đoàn Ttàu phóng lôi 135 trực thuộc Cục Hải quân. Đây là lực lượng đột kích đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam và là đơn vị tiền thân của Lữ đoàn 172 ngày nay.

Trước yêu cầu phát triển lực lượng, ngày 9-7-1966, Bộ Quốc phòng ra quyết định phát triển Tiểu đoàn Tàu phóng lôi 135 thành Trung đoàn Tàu phóng lôi 172 trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân.

leftcenterrightdel
Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.  Ảnh: Qdnd.vn 

Ngày 26-10-1975, Bộ Quốc phòng ra quyết định phát triển Trung đoàn 172 thành Lữ đoàn Tàu cơ động phía Bắc trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân lấy phiên hiệu là Lữ đoàn 172. Sau đó, lữ đoàn tiếp tục được xây dựng và phát triển thành lữ đoàn tàu tiến công chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, có trình độ và khả năng SSCĐ cao. Đến ngày 4-10-1990, Bộ Quốc phòng ra quyết định sáp nhập Lữ đoàn 162 và Lữ đoàn 172 lấy phiên hiệu là Lữ đoàn 172 trực thuộc Vùng 3 Hải quân.

Trải qua 56 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 172 luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, lập nhiều chiến công xuất sắc… Với những thành tích đã đạt được, Lữ đoàn 172 vinh dự được Chủ tịch nước tuyên dương Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân (năm 2014); Lữ đoàn được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất (năm 2016)… cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

(Theo TTXVN; qdnd.vn; baohaiquanvietnam.vn; baothainguyen.vn)

Sự kiện quốc tế

leftcenterrightdel
 Người dân Argentina vẫy quốc kỳ tại lễ kỷ niệm. Nguồn: THX/TTXVN

- Ngày 9-7-1816, tại San Miguel, Quốc hội Tucuman đã tuyên bố tách khỏi chế độ cai quản của Hoàng gia Tây Ban Nha, mở đầu giai đoạn độc lập cho Argentina.

leftcenterrightdel
 Quốc kỳ Nam Sudan. Ảnh: Shuttercock.

- Ngày 9-7-2011, Cộng hòa Nam Sudan chính thức trở thành quốc gia độc lập.

Lễ tuyên bố độc lập được tổ chức tại khu lăng mộ của thủ lĩnh Phong trào giải phóng nhân dân Sudan John Garang, với sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Tổng thống Sudan Omar Al-Bashir, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, cùng đại diện của Liên đoàn A rập, Liên minh châu Phi và Liên minh châu Âu...

 (Theo TTXVN)

Theo dấu chân Người

- Ngày 9-7-1921, mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc họp của Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp mới được thành lập, tổ chức tại nhà số 37 phố Saint Croix de la Bretonnerie.

leftcenterrightdel
 Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dinh Thủ tướng Pháp, ngày 2-7-1946. Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh

- Ngày 9-7-1946, tại Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp giám đốc các nhà máy điện và xi măng ở Đông Dương đến chào và trao đổi về việc người Pháp sẽ làm ăn trên đất nước Việt Nam độc lập.

leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm kè bảo vệ sông Đà ở Cổ Đô, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây (nay thuộc TP Hà Nội), ngày 8-7-1958. Ảnh: Hochiminh.vn 

- Ngày 9-7-1964, Bác đi thăm đê Khuyến Lương và kiểm tra công tác chuẩn bị chống bão lụt, hộ đê của địa phương, gặp gỡ động viên nhân dân địa phương và nhắc nhở các cấp chính quyền về công tác quan trọng và thường xuyên này.

leftcenterrightdel
 Ngày 27-3-1964, Hội nghị Chính trị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập khai mạc tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Hochiminh.vn 

- Ngày 9-7-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị nghe báo cáo về tình hình đàm phán ở Hội nghị Paris, Người nhắc: “Cần nghiên cứu kỹ xem ở Hội nghị Paris địch được cái gì, mất cái gì? Ta được gì, thiệt gì?”.

(Theo Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa”; “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật; bqllang.gov.vn)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

“Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Muốn thành công, phải biết cách tuyên truyền”.

Đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, đăng trên Báo Sự Thật, số 79, từ ngày 26-6 đến 9-7-1947.

Đây là giai đoạn đầu thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược, đòi hỏi Đảng ta phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền (CTTT), giác ngộ, nâng cao nhận thức của toàn dân về mục đích, tính chất, nhiệm vụ của cuộc kháng chiến. Trên cơ sở đó, xây dựng ý chí quyết tâm, củng cố niềm tin của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vào sự tất thắng của công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Đây cũng chính là phương châm, phương hướng phấn đấu, rèn luyện đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ chuyên trách làm CTTT, công tác dân vận; là một phong cách mới trong CTTT, vận động quần chúng của Đảng ta nói chung, của mỗi cán bộ, đảng viên và người làm CTTT nói riêng.

leftcenterrightdel
Sinh thời, Bác Hồ luôn coi trọng công tác tuyên truyền. Ảnh: Hochiminh.vn 

Bám sát tinh thần đó, CTTT của Đảng đã luôn bám sát mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng; đặc điểm, tình hình của địa phương và nhân dân để lựa chọn đúng, trúng nội dung, phương pháp tuyên truyền, tạo nên sự đồng thuận giữa ý Đảng, lòng dân và sự thống nhất ý chí, hành động của toàn dân trong thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp trong toàn quân luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt CTTT. CTTT đã góp phần xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân có lý tưởng chiến đấu cao đẹp, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; đề cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và công tác; có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn; tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh, tinh thần quốc tế cao cả; gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân hết lòng giúp đỡ, tin yêu, ghi nhận và trao tặng danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ.

Hằng năm, toàn quân có hàng chục nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia làm công tác dân vận; trực tiếp tham gia làm tốt CTTT, vận động nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng hệ thống chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội; giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo trên các địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, mối quan hệ máu thịt quân-dân và “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 9-7-1963, đăng Thư quyết tâm của Hội nghị tuyên dương “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua Ba nhất” và các đơn vị “Ba nhất xuất sắc” toàn quân năm 1962.

leftcenterrightdel
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 9-7-1963. 
leftcenterrightdel
 

 HOÀNG TRƯỜNG (tổng hợp)