Shtora-1 là hệ thống phòng thủ chủ động do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1989.
Hệ thống này được thiết kế nhằm vô hiệu hóa hệ thống dẫn đường bằng laser của các loại tên lửa chống tăng đối phương và hiện được Nga trang bị cho các dòng xe tăng T-80, T-90 và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cải tiến.
 |
Shtora-1 là hệ thống phòng thủ chủ động do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1989. Ảnh: Reddit
|
Theo nhà sản xuất, Shtora-1 bao gồm các hệ thống cảm biến laser đặt quanh tháp pháo, 2 đèn quang-điện tử OTShU-7-1, hệ thống điều khiển trung tâm và hệ thống phóng đạn khói 3D17.
Hệ thống cảm biến laser của Shtora-1 bao quát 360 độ quanh xe, hoạt động hoàn toàn tự động, không làm mất sự chú ý của kíp lái khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Hệ thống có nhiệm vụ thu tín hiệu khi xe tăng bị hệ thống chỉ thị laser hoặc thiết bị đo xa bằng laser chiếu đến. Sau khi phát hiện, xe tăng bị thiết bị ngắm laser định vị, hệ thống phóng đạn khói sẽ tạo ra một bức tường khói rộng 20m, cao 10m, duy trì khoảng 20 giây ở phạm vi từ 50m đến 70m, giúp xe tăng ngụy trang hiệu quả trước thiết bị ngắm bắn quang học của tên lửa chống tăng, khiến đối phương không thể xác định được chính xác mục tiêu.
Khi tên lửa chống tăng của đối phương được phóng đi, càng đến gần xe tăng, tín hiệu điều khiển của chúng càng bị suy yếu, trong khi đèn quang-điện tử của Shtora-1 vẫn tạo ra ánh sáng bức xạ gây nhiễu ổn định để làm giả tín hiệu hồng ngoại, từ đó gây nhầm lẫn cho hệ thống điều khiển của tên lửa. Ngoài ra, đèn quang-điện tử này cũng có thể được sử dụng ở chế độ chiếu sáng chiến trường, có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu tương tự như thiết bị nhìn đêm bằng đèn pha hồng ngoại.
|
Hệ thống phòng thủ chủ động Shtora-1. |
NGỌC HIẾN (Theo dzen.ru, btvt.narod.ru)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới để tiếp tục cập nhật, xem các tin, bài về vũ khí, trang bị, khí tài và hoạt động tác chiến của các nước trên thế giới.
Theo Naval Technology, tàu khu trục lớp Miecznik đầu tiên đang trong quá trình phát triển cho Hải quân Ba Lan và dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2029.
Có khả năng ngăn chặn mục tiêu ở tầng ngoại vi khí quyển Trái đất ở tốc độ siêu thanh, trang bị cảm biến nhiệt siêu nhạy để phát hiện và khóa đầu đạn tên lửa đối phương và sử dụng phương thức va chạm động năng để phá hủy chúng. Đó chính là những đặc điểm của thiết bị đánh chặn tên lửa chiến lược Exoatmospheric Kill Vehicle viết tắt là EKV hay sau này là Multi-Object Kill Vehicle trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Nằm trong chương trình Vũ khí tiểu đội thế hệ tiếp theo của quân đội Mỹ, dòng súng trường đa năng RM277 đang được thử nghiệm theo yêu cầu của Thủy quân lục chiến với nhiều tính năng đặc biệt.