Tối 22-7, tại Nhà hát Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hải Phòng, Đoàn Chèo Hải Phòng đã công diễn vở chèo về đề tài chiến tranh cách mạng “Mưa đỏ”.
Kịch bản chèo “Mưa đỏ” được tác giả Đức Minh chuyển thể từ kịch bản văn học “Mưa đỏ” hay “Bản giao hưởng máu” của nhà văn Chu Lai; đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thúy Mùi; âm nhạc, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Đào Tuấn Hải; họa sĩ, NSƯT Đạt Tăng... thực hiện.
 |
Cảnh trong vở chèo "Mưa đỏ". |
Bối cảnh của “Mưa đỏ” là cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972 với các nhân vật ở cả hai bên chiến tuyến, xoay quanh hai nhân vật chính là Cường (chiến sĩ giải phóng) và Quang (tên chỉ huy hắc báo của ngụy).
Cuộc chiến đấu qua cảm nhận của tác giả-người từng vào sinh ra tử tại Thành cổ Quảng Trị đầy khốc liệt, cam go, mỗi người lính đều sẵn sàng đối đầu với cái chết. Nhưng bên trong đó là những khoảng bình yên, lãng mạn đầy chất thơ. Thông qua vở diễn, ê kíp nghệ sĩ tái hiện một bản anh hùng ca bi tráng tôn vinh những phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ.
Tin, ảnh: CHÂU XUYÊN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Tuyến đường 10 dẫn về huyện Vũ Thư (Thái Bình) hai bên đồng xanh bát ngát. Cái mênh mang của đồng đất quê lúa như chuyên chở lời thơ, câu hát trong đó. Tiếp đón đoàn khách chúng tôi, chị Nguyễn Hồng Lái, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) nghệ thuật chèo “Niềm đam mê cháy bỏng” đã mượn lời vỉa của cố soạn giả Văn Nhân để nói lời tâm sự: “Gửi lời ca đến muôn nơi/ Thái Bình em đó là nôi hát chèo/ Cháu con lớp lớp noi theo/ Giữ gìn truyền thống hát chèo quê hương”. Sau lời giới thiệu, tiếng trống, nhịp phách vang lên như giục giã lòng người nhanh bước chân vào vui câu hát.
Những làn điệu hát chèo luôn có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; là nét chấm phá độc đáo trong bức tranh nghệ thuật dân gian của rất nhiều miền quê và phố thị các tỉnh, thành phố hiện nay.