Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 5-11-2021 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast  tại đây và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Ngày 5-11 còn có nhiều sự kiện trong nước và quốc tế đáng nhớ như ngày sinh Nhà văn Nguyên Hồng, Đại hội lần thứ IV của Quốc tế cộng sản...

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 5-11

Sự kiện trong nước

Từ ngày 5-11-1426 đến 7-11-1426, hơn 9 vạn quân Minh do Tổng binh Vương Thông chỉ huy lọt vào trận địa phục kích của nghĩa quân Lam Sơn ở Tốt Động và Chúc Động (nay thuộc tỉnh Chương Mỹ - Hà Nội) và bị quân ta tiêu diệt.

leftcenterrightdel
Nhà vǎn Nguyên Hồng. Ảnh tư liệu  

Ngày 5-11-1918: Nhà vǎn Nguyên Hồng ra đời tại thành phố Nam Định. Ông họ Nguyễn mất nǎm 1982 tại Bắc Giang. Tác phẩm chính của ông: Bảy Hựu, Hai dòng sữa, Miếng bánh; Bỉ vỏ, Quán nải, Những ngày thơ ấu; Cửa biển; Núi rừng Yên Thế.

Ngày 5-11-1968: Richard Nixon, người của Đảng Cộng hoà, trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ, đưa ra thuyết Việt Nam hoá chiến tranh nhằm rút quân Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong danh dự, đồng thời tǎng cường viện trợ quân sự cho chế độ ngụy Sài Gòn. Song học thuyết này đã bị phá sản và dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân quyền miền nam Việt Nam vào mùa xuân năm 1975.

Sự kiện quốc tế

James Clerk Maxwel là nhà vật lý Scotland, sinh nǎm 1831 và từ trần ngày 5-11-1879. Nhà phát minh ra sóng điện từ và bản chất sóng điện từ của ánh sáng. Tên của  Maxwel được đặt cho đơn vị từ thông, ký hiệu là M.

Từ ngày 5-11 đến 5-12-1922, Đại hội lần thứ IV của Quốc tế cộng sản họp tại Mátxcơva thông qua luận cương của Lênin về mặt trận thống nhất và nghe Lênin báo cáo về 5 cách mạng Nga và triển vọng của phát triển thế giới.

Christiaan Eijkman sinh nǎm 1858 và mất ngày 5-11-1930. Ông là nhà sinh lý học Hà Lan, học vi trung học ở Berlin (nước Đức) cùng với Robert Koch. Công trình về bệnh phù thũng của Eijkman đưa đến phát minh các sinh tố, do đó ông được giải Nobel về sinh lý và y học 1929.

leftcenterrightdel

Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2014 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa Xã

Ngày 5-11-2014: Khai mạc Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2014 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc).

Theo dấu chân Người

Ngày 5-11-1925, với bí danh Nilốpxki, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân đưa ra những nhận xét và đánh giá về đội ngũ nông dân Trung Quốc. Thư cũng cho biết Nguyễn Ái Quốc chưa thực hiện được việc liên hệ với Ban Chấp hành Quốc dân đảng Trung Hoa như nhiệm vụ được giao.

leftcenterrightdel
 Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh năm 1957. Ảnh tư liệu

Ngày 5-11-1930, Nguyễn Ái Quốc viết thư gửi Quốc tế Nông dân báo cáo về phong trào nông dân tại bảy tỉnh Nam bộ (Gia Định, Chợ Lớn, Vĩnh Long, Sa Đéc, Bến Tre, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho) và hai tỉnh miền Trung là Nghệ An và Hà Tĩnh với nhận định: “Đế quốc Pháp khủng bố phong trào nông dân dữ dội chưa từng thấy... nhiều làng đỏ bị triệt hạ và đốt trụi. Mặc dù bị đàn áp dã man, phong trào vẫn tiếp tục phát triển... Hiện nay, ở một số làng đỏ, Xô viết nông dân đã được thành lập”. Thư cũng cho biết dự kiến sẽ tổ chức Đại hội Nông dân lần thứ nhất và đặt vấn đề “Quốc tế Nông dân có thể giúp đỡ cho các nạn nhân bị khủng bố thì rất hay”.

leftcenterrightdel

Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội - một trong những “chứng nhân” của lịch sử dân tộc. Ảnh tư liệu.  

Ngày 5-11-1945, tại quảng trường trước Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự “Ngày Kháng chiến” để biểu thị sự ủng hộ cuộc kháng chiến oanh liệt của đồng bào Nam bộ. Trong diễn văn đọc trước dân chúng, Bác nhấn mạnh: “... vì chính nghĩa, công lý của thế giới, vì đất nước giống nòi của Việt Nam, mà toàn quốc đồng bào ta nổi lên tranh đấu quyết giữ vững nền độc lập của ta. Chúng ta không ghen ghét gì dân Pháp, nước Pháp, chúng ta chỉ kiên quyết chống chế độ nô lệ và chính sách tàn nhẫn của bọn thực dân Pháp. Chúng ta không đi cướp nước ai. Chúng ta chỉ giữ gìn nước ta và chống lại bọn Pháp đi cướp nước. Vì vậy chúng ta không cô độc. Những nước yêu chuộng hoà bình và dân chủ, những dân tộc nhỏ yếu trong thế giới đều đồng tình với ta. Vì toàn dân đoàn kết ở trong, vì nhiều bạn đồng tình ở ngoài, cho nên chúng ta nhất định thắng lợi...” .

leftcenterrightdel
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ kiều bào Việt Nam ở Pháp. Ảnh tư liệu 

Cùng ngày, Bác ra “Lời kêu gọi kiều bào Việt Nam ở Pháp”: “Đồng bào hãy làm cho thế giới văn minh và nhất là dân tộc Pháp nghe thấy tiếng nói của Tổ quốc. Các bạn hãy chiến đấu để phá tan những sự điêu toa của bọn thực dân Pháp đang tuyên truyền một cách bỉ ổi... Đồng bào hãy tỏ ra là xứng đáng với những anh em đang chiến đấu anh dũng ở Nam Bộ để bảo vệ cho nền Độc lập của nước nhà”.

leftcenterrightdel

Phát lệnh toàn quốc khác chiến tại các của ngõ Thủ đô Hà Nội. Ảnh tư liệu 

Cũng trong ngày 5-11-1945, trên báo “Cứu Quốc” đăng bài “Toàn dân kháng chiến” của Bác đưa ra quan điểm “muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng... Cho nên, trước nguy cơ dân tộc, là dân tộc mất nước, phải hy sinh hết cả ý riêng, tâm tính riêng, lợi ích riêng cho đến cả tính mạng cũng không tiếc... Thực hiện được toàn dân kháng chiến, phần thắng thế nào cũng về ta”.

(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, tập II, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến tất cả các ngành, các giới. Giao thông vận tải (GTVT) là một trong những ngành được Người quan tâm đặc biệt.

Trong bài “Công việc khẩn cấp bây giờ”, được viết ngày 5-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “…Giao thông vận tải là mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trễ”.

(Sách Hồ Chí Minh toàn tập – tập 4 - NXB Chính trị quốc gia – Sự thật – 2011)

leftcenterrightdel

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình xây dựng cầu Việt Trì, Tháng 2-1956. Ảnh tư liệu 

Lời dạy của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của giao thông vận tải trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở đối với những người làm công tác giao thông vận tải về ý thức nhiệm vụ của mình nhằm đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

leftcenterrightdel
 

Hiện nay, giao thông vận tải là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ và có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội; tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất - sản xuất, sản xuất - tiêu dùng, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân; tạo mối liên hệ kinh tế -  xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc tế; thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn miền núi xa xôi. Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới. Trong xã hội thì ngành giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và sự phát triển bền vững của đất nước.

Thực hiện lời dạy của Bác, lớp lớp các thế hệ cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động ngành giao thông vận tải Việt Nam đã luôn nỗ lực phấn đấu, tích cực, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn gian khổ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

leftcenterrightdel

Quân đội tham gia mở đường Hồ Chí Minh góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệ hoá, hiện đại hoá đất nước. Ảnh tư liệu 

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, lời dạy của Bác năm xưa vẫn còn nguyên giá trị, được các thế hệ cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động ngành giao thông vận tải trên khắp mọi miền đất nước quán triệt, học tập và làm theo. Giao thông vận tải luôn “đi trước đón đầu”, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc.

Trong những năm gần đây nhờ chính sách sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ và sự nỗ lực chung của toàn ngành GTVT, bộ mặt giao thông của cả nước đã được cải thiện đáng kể, góp phần đưa nước ta hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.

leftcenterrightdel

Giao thông vận tải ngày càng đóng góp quan trọng cho sự phát triển đất nước. 

Hiện nay, nhiều đơn vị quân đội đã phát huy cao độ tiềm năng, lợi thế của mình để tích cực, chủ động tham gia có hiệu quả vào các dự án, công trình xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước, bảo đảm vừa phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, vừa phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các địa bàn trọng yếu, chiến lược. Những việc làm đó đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong thời kỳ mới.

Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới, đặc biệt là tình hình Covid-19 tại Việt Nam giao thông vận tải càng có vai trò quan trọng đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho nhân dân, vận chuyển bệnh nhân,… góp phần phòng chống, dịch Covid-19.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 5-11-1959 đăng tin Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu cho đảng viên Nguyễn Ngọc Vân. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân là một đảng viên đã vượt khó khăn về bệnh tật, hoàn cảnh gia đình, nêu cao tinh thần phục vụ cách mạng vô điều kiện, tinh thần thẳng thắn đấu tranh và đoàn kết sâu rộng, thương yêu đồng đội như ruột thịt.

leftcenterrightdel

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 5-11-1959, 5-11-1960, 5-11-1967 và 5-11-1968. 

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 5-11-1960 đăng tin “Sáng hôm qua (4-11), Hồ Chủ tịch và Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ ta đã rời Bắc Kinh đi Mạc-Tư-Khoa dự lễ kỷ niệm cách mạng tháng mười Nga lần thứ 43”.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 5-11-1967 đăng nguyên văn Thư khen quân và dân Nghệ An của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi chiến sĩ các lực lượng vũ trang, đồng bào và cán bộ Nghệ An ngày 4-11-1967:

Thân ái gửi chiến sĩ các lực lượng vũ trang, đồng bào và cán bộ Nghệ An.

Bác rất vui lòng khen ngợi quân và dân Nghệ An đã bắn rơi 300 máy bay Mỹ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước.

Nghệ An đã đánh thắng vẻ vang ngay từ trận đầu cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, lại là tỉnh thứ hai trên miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay Mỹ nhất. Quân và dân tỉnh ta thật xứng đáng với truyền thống xô viết Nghệ Tĩnh anh hùng.

Giặc Mỹ đã thua to nhưng chúng còn nhiều âm mưu độc ác. Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta còn khó khăn gian khó nhưng nhất định thắng lợi. Đồng bào và chiến sĩ Nghệ An hãy nêu cao cảnh giác, đoàn kết chặt chẽ, thi đua với các tỉnh bạn, chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, làm tốt công tác giao thông vận tải và phòng không nhân dân, cùng với quân và dân cả nước kiên quyết đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

BÁC HỒ”

Trên trang nhất Báo Quân đội nhân dân ra ngày 5-11-1968 đăng lời Hồ Chủ tịch: Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt, luôn luôn nâng cao cảnh giác, tự lực cánh sinh, tăng cường lực lượng, sẵn sàng chiến đấu, dập tan mọi âm mưu mới của địch.

leftcenterrightdel
 


NGUYỄN CÚC (tổng hợp)