Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 12-11-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 12-11

Sự kiện trong nước

- Ngày 12-11-1913 là ngày sinh nhà thơ, nhà giáo nhân dân Vũ Đình Liên. Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của Phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. Bài thơ “Ông Đồ” của ông được xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho Phong trào Thơ mới. Năm 1991, Vũ Đình Liên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Ông qua đời ngày 18-1-1996.

leftcenterrightdel
Nhà thơ Vũ Đình Liên. Ảnh: thivien.vn

- Ngày 12-11-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị Trung ương (mở rộng) bàn về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong thảo luận ở tổ, Người nêu ý nghĩa phải xem xét kỹ vấn đề cơ giới hóa, công nghiệp hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, trong tính toán phải nhìn xa và thấy gần, nếu chỉ nhìn xa thì sẽ vấp, phải tiến từ gốc lên. Người nói: “Nông nghiệp là chính, chẳng những ở ta mà các nước khác cũng thế. Ta tiến lên phải từ gốc mà tiến lên. Nông nghiệp cơ giới hóa nhưng phải chú ý cải tiến kỹ thuật, không được quên. Công nghiệp nhẹ, nặng phải phục vụ nông nghiệp, không nên tách rời ba cái đó ra...”. Về vấn đề cải thiện dân sinh, Người nói: “Phải nêu rõ cải thiện dân sinh trên cơ sở nào. Nói cho rõ việc tăng năng suất lao động và cải thiện dân sinh”.

- Ngày 12-11-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục dự Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế họp ở Moscow.

leftcenterrightdel

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tuyên bố chung tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế họp ở Moscow (tháng 11-1960). Nguồn: hochiminh.vn)

- Ngày 12-11-1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Bắc Kinh. Ra sân bay Bắc Kinh đón Người có Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Ân Lai, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

- Ngày 12-11-1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Viện sĩ A.A. Gube, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc các nhà sử học Liên Xô đang ở thăm Việt Nam. Người ân cần hỏi thăm sức khỏe và tình hình hoạt động của Viện sĩ trong những ngày ở Việt Nam.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp Bộ Chính trị bàn về tình hình miền Bắc và Khu V. Phân tích thế và lực giữa ta và địch, Người chỉ rõ: Ta lấy yếu đánh mạnh. Mỹ mạnh hơn ta về vật chất, mạnh hơn cả Pháp về tiền của, vũ khí, phương tiện. Nó đang ráo riết lập ấp chiến lược, ta phải tìm cách phá, “mình phá được mình thắng”. Nó làm chiến tranh gián điệp, ta phải tăng cường công tác phòng gian, trừ gian, bảo mật, tổ chức cơ quan tránh cồng kềnh hình thức, họp hành phải nhanh gọn. Phải khôn khéo, mềm dẻo, kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự. “Chưa nên đặt vấn đề đánh công kiên, đánh trận địa chiến. Phải phát triển du kích thật rộng rãi, đâu đâu cũng có, làm cho địch không tập trung được chỗ nào”. Về vấn đề căn cứ địa, Người đặc biệt nhấn mạnh: “Bây giờ không như hồi kháng chiến. Bây giờ không có khu nào an toàn. Căn cứ phải hết sức linh động, gọn gàng, bí mật”. Người còn lưu ý hội nghị về công tác mặt trận, binh vận, thanh vận, vấn đề phát triển Đảng.

- Ngày 12-11-2018, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định CPTPP). Với 96,7% đại biểu tán thành, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp CPTPP cùng các văn kiện liên quan. CPTPP là hiệp định được ký kết ngày 8-3-2018 tại Chile, là hiệp định thương mại tự do giữa 11 nước gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, có hiệu lực với Việt Nam từ 4-1-1999. CPTPP là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng. Dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.

leftcenterrightdel

Hiệp định CPTPP được ký kết tại Chile vào ngày 8-3-2018. Ảnh: TTXVN

Sự kiện quốc tế

- Ngày 12-11-1840 là ngày sinh nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin. Ông được coi là một trong những nhà điêu khắc tài năng của thế giới, người khai sinh nghệ thuật điêu khắc hiện đại. Các tác phẩm điêu khắc của Rodin đã tạo nên kỳ tích vì không chỉ là những tác phẩm khắc họa lại thần thái hay khoảnh khắc của con người mà còn thể hiện được tình cảm, nội tâm của nhân vật. Những cách tân của Auguste Rodin trong nghệ thuật điêu khắc đã truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ cùng thời và trở thành nền móng cho thế hệ sau.

leftcenterrightdel
Tác phẩm “The Thinker” (Người suy tư) của Auguste Rodin. Ảnh: Stock Photos 
leftcenterrightdel
 

THU TRANG (Tổng hợp theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; Thông tấn xã Việt Nam; vnews.gov.vn)