Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 28-4-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.           

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 28-4

Sự kiện trong nước

Ngày 28-4-1947, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh đội Bắc Ninh, Thị ủy Bắc Ninh đã tổ chức thành lập Thị đội và Trung đội du kích tập trung của thị xã Bắc Ninh. Từ đây, LLVT thị xã đã trưởng thành nhanh chóng và là nòng cốt cùng toàn dân chiến đấu giành những chiến công vang dội, góp phần giải phóng thị xã Bắc Ninh vào ngày 8-8-1954.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến tranh biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam, LLVT thị xã luôn hoàn thành xuất sắc hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực cùng quân dân cả nước thống nhất non sông và bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc.

leftcenterrightdel
 Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang thành phố Bắc Ninh (28/4/1947-28/4/2017) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba. Ảnh: Thanhuy.bacninh.gov.vn 

Trong thời bình, đặc biệt từ sau ngày ngày tái lập tỉnh Bắc Ninh năm 1997 và thành phố Bắc Ninh được mở rộng địa giới hành chính theo Nghị định của Chính phủ năm 2007, LLVT thành phố tiếp tục được xây dựng và phát triển cả về số lượng và chất lượng. LLVT thành phố tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng-quân sự địa phương, củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với nhiệm vụ xây dựng và phát triển KT-XH ở địa phương. Nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại luôn được chú trọng; công tác tuyển quân, huấn luyện, diễn tập chiến đấu phòng thủ, diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hàng năm luôn đảm bảo chất lượng, hiệu quả; việc thực hiện chính sách xã hội đối với người có công, công tác hậu phương quân đội luôn đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng.

Ngày 28-4-1956, thực dân Pháp buộc phải rút quân khỏi miền Nam nước ta, sau buổi lễ hạ cờ Pháp trước phủ Cao ủy ở Sài Gòn chấm dứt vĩnh viễn chế độ thực dân cũ và cuộc xâm lược kéo dài 98 nǎm trên đất nước Việt Nam. 

leftcenterrightdel
Phi đội Quyết thắng trước trận đánh bom Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tư liệu 

Ngày 28-4-1975, một biên đội gồm 5 máy bay A37 do phi công Nguyễn Vǎn Lục chỉ huy, phi công Nguyễn Thành Trung (người đã ném bom dinh Độc lập ngày 8-4) dẫn đường cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) bay về phía Sài Gòn. Vượt qua mạng lưới ra đa cảnh giới của địch, biên đội đã ném bom chính xác vào khu vực để máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất, phá huỷ 24 máy bay diệt 200 binh lính và nhân viên ngụy trực chiến ở sân bay. Tiếng bom nổ ở Tân Sơn Nhất làm rung chuyển cả thành phố Sài Gòn.

Quân địch kinh hoàng vì bất ngờ. Pháo cao xạ và không quân của chúng không kịp phản ứng. Việc di tản bằng máy bay có cánh cố định từ sân bay Tân Sơn Nhất bị tê liệt. Mỹ buộc phải tổ chức "Chiến dịch di tản liều mạng" bằng máy bay lên thẳng. Bộ đội không quân Anh hùng đã lập thêm một chiến công làm rạng rỡ truyền thống của quân chủng, dùng máy bay lấy được của địch đánh địch. Phi đội máy bay lập chiến công ngày 28-4 được mang tên "Phi đội quyết thắng". Cùng ngày 28-4-1975, ta đã giải phóng Bà Rịa.

Ngày 28-4-1984, ta khởi công xây dựng công trình chính tuyến đập và tuyến nǎng lượng của Nhà máy thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai. Nhà máy này đã được xây dựng xong nǎm 1990, có công suất 420MW, sản lượng điện 1 tỷ 700 triệu KW giờ một nǎm. Nhà máy thuỷ điện Trị An là nhà máy lớn thứ hai của nước ta hiện nay, sau Nhà máy thủy điện Hoà Bình trên Sông Đà.

Sự kiện quốc tế

Môrisơ Tôsê (Maurice Thoez) sinh ngày này nǎm 1900, qua đời nǎm 1964. Ông là nhà hoạt động chính trị của nước Pháp và của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Tháng 3-1919, ông vào Đảng Xã hội Pháp và tích cực vận động để thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Ông đã giữ nhiều chức trách trong Đảng Cộng sản Pháp: Ủy viên Trung ương Đảng (nǎm 1924), Ủy viên Bộ Chính trị (nǎm 1925), Tổng Bí thư Đảng (từ nǎm 1930 đến nǎm 1964).

leftcenterrightdel
Nhà hoạt động chính trị Maurice Thoez. Ảnh: Dost-dongnai.gov.vn

Môrisơ Tôsê là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam. Cùng với Đảng Cộng sản Pháp, ông kịch liệt lên án cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương, ủng hộ nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Theo dấu chân Người

Ngày 28-4-1928, Nguyễn Ái Quốc nhận được hồi âm lá thư ngày 17-4 báo tin rằng Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản đã chấp nhận đề nghị trở về nước và quyết định gửi một số tiền đi đường cùng trợ cấp ba tháng đầu tiên.

Ngày 28-4-1946, Bác cùng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Lao động Lê Văn Hiến cùng một số vị trong Chính phủ về thị sát đê điều vùng Thái Bình và dự Lễ khánh thành đê Mỹ Lộc và Hưng Nhân.

Ngày 28-4-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội nghị kinh tế và Hội đồng Chính phủ bàn về ngân sách trên tinh thần biên chế mới. Nhật ký Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi chép: “Hồ Chủ tịch động viên tinh thần đồng thời đả thông tư tưởng ráo riết thì ngân sách mới được thông qua… Đồng thời với việc xét ngân sách 1951, còn trình bày chính sách thuế nông nghiệp mới, tuyên bố bỏ chế độ thuế cũ, thủ tiêu tất cả các loại đóng góp lẻ tẻ, lặt vặt ở địa phương, thống nhất tập trung vào một thứ thuế: Nông nghiệp”.

Ngày 28-4-1959, dự Hội nghị 16 Ban Chấp hành Trung ương bàn về hợp tác hoá miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu nhấn mạnh phải chú trọng vấn đề dân chủ, trình độ văn hoá ở mỗi nơi sao cho hợp lý và vấn đề chính là phải củng cố chính quyền và tổ chức Đảng ở cơ sở cho mạnh... phải có chính sách ưu tiên đối với cán bộ Đảng, Đoàn, quân sự và các ngành đang công tác ở miền núi.

leftcenterrightdel
Bác Hồ cùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Ảnh tư liệu 

Ngày 28-4-1960, Bác họp Hội đồng Chính phủ bàn về vấn đề lương bổng và thảo luận về thiết kế Nhà Quốc hội (do Trung Quốc thực hiện, vì nhiều lý do, công trình này sau đó không thực hiện). Cùng ngày, Bác đến nói chuyện với Hội nghị bàn về công tác vùng cao do Uỷ ban Dân tộc Trung ương triệu tập với lời căn dặn: “Phải làm tốt công tác vận động định canh định cư ở vùng cao, phải nắm nguyên tắc tự nguyện, không gò ép, không tham nhiều, không nóng vội, làm nơi nào phải tốt nơi đó”. Cũng trong ngày 28-4-1960, Bác ký Lệnh ban hành Luật nghĩa vụ quân sự.

Ngày 28-4-1961, báo Nhân dân đăng bài “Guồng máy nông nghiệp” của Bác (ký tên T.L) trong đó đưa ra quan điểm: “Nông nghiệp cũng có guồng máy của nó. Từ lúc chọn giống đến ngày đưa thóc vào kho, mọi công việc phải ăn khớp, nhịp nhàng với nhau… Muốn cho guồng máy chạy thật đều, thật tốt, chúng ta phải thực hiện ba điều sau đây: Còn bộ quản trị phải thật sự dân chủ và chí công vô tư. Đảng viên và đoàn viên thanh niên phải gương mẫu trong mọi công việc. Tất cả xã viên phải đoàn kết nhất trí, phải làm trọn nghĩa vụ của người chủ, làm đúng khẩu hiệu “Cần kiệm xây dựng hợp tác xã”. 

Lời Bác dạy ngày này năm xưa 

“Trước hết, quân đội nhất định phải có Anh hùng. Lúc kháng chiến có Anh hùng, sao nay lại không có Anh hùng? Khi kháng chiến Anh hùng cách khác… Có phải không có chiến tranh thì quân đội không có Anh hùng?”.

Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người dự cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về chuẩn bị Đại hội Liên hoan Anh hùng, chiến sĩ thi đua năm 1962. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một số thiếu sót trong việc phong danh hiệu Anh hùng, Chiến sĩ thi đua. Người khẳng định, một yêu cầu tất yếu là trong quân đội phải có Anh hùng, Anh hùng không chỉ trong thời chiến, mà trong thời bình cũng phải có, đó có thể là những người tham gia xây dựng quân đội vững mạnh, là những chiến sĩ không ngừng học tập, huấn luyện, sản xuất... Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ có lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với nhân dân, mà dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta còn làm tròn chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất.

leftcenterrightdel
 Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua năm 1962. Ảnh: Dangcongsan.vn

Học tập và làm theo lời Bác dạy, phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, xây dựng quân đội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, kỷ luật, kỷ cương; tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Tổ quốc và nhân dân; nâng cao trình độ khoa học - công nghệ, làm chủ các loại vũ khí, khí tài hiện đại, trình độ chỉ huy, tác chiến, nghệ thuật quân sự, đáp ứng yêu cầu chiến đấu và chiến thắng trong điều kiện tác chiến địch có sử dụng vũ khí công nghệ cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

leftcenterrightdel
Đại tướng Phan Văn Giang, Đại tướng Lương Cường, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương trò chuyện với các Gương mặt trẻ tiêu biểu, Gương mặt trẻ triển vọng toàn quân năm 2021 và các đại biểu. 

Toàn quân tiếp tục đẩy mạnh Phong trào Thi đua Quyết thắng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, phấn đấu học tập, rèn luyện, công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, giành thành tích cao nhất để ngày càng có nhiều gương anh hùng, điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực công tác, xứng đáng với tình cảm và mong muốn của Bác đối với cán bộ, chiến sĩ toàn quân.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 28-4-1969 đăng trang trọng tin "Bác Hồ đi bầu cử".

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

DUY HOÀN (tổng hợp)