Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23-8 đã nhất trí về việc bán cho không quân Ba Lan 96 trực thăng Apache AH-64E với tổng trị giá 12 tỷ USD.
Cách đây 1 năm, Chính phủ Ba Lan đã gửi cho phía Mỹ đề nghị mua trực thăng Apache do Boeing sản xuất. Theo kế hoạch, những chiếc đầu tiên trong số này sẽ được phiên chế cho Sư đoàn 18 của Lục quân Ba Lan, là đơn vị cũng đã được trang bị các xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams của Mỹ.
 |
Trực thăng AH-64 Apache của quân đội Mỹ tham gia cuộc tập trận ở Tan-Tan, Maroc, ngày 30-6-2022. |
Cuộc chiến Nga-Ukraine đóng vai trò là động thức thúc đẩy hoạt động mua sắm vũ khí của Ba Lan. Ngoài hợp đồng nêu trên, Ba Lan cũng đã đặt mua 250 xe tăng Abrams, tên lửa chống tăng Spike do công ty Rafael của Israel sản xuất, cũng như nâng cấp các hệ thống phòng không của Ba Lan, với tổng trị giá 15 tỷ USD.
Hợp đồng mua trực thăng Apache bao gồm cả động cơ, hệ thống ngắm, cảm biến nhìn đêm, radar điều khiển hỏa lực và hệ thống cảnh báo tên lửa. Ngoài ra, Ba Lan cũng sẽ mua 1.884 tên lửa Hellfire trang bị cho trực thăng, cùng 460 tên lửa không đối đất, 580 tên lửa vác vai Stinger và các hệ thống vũ khí khác.
Tin, ảnh: TTXVN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
QĐND Online – Sau Không quân Israel, đến lượt Lục quân Mỹ dự định phóng thử tên lửa chống tăng Spike NLOS từ trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardian lần đầu tiên.
QĐND Online – Không quân Qatar đã đặt mua 24 trực thăng tấn công Apache AH-64E Guardian trong khi lực lượng này mới nhận chiếc đầu tiên trong hợp đồng 24 chiếc khác từ hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ).
QĐND Online – Những tính năng cải tiến của một biến thể trực thăng tấn công Apache sẽ đáp ứng yêu cầu của Lục quân Mỹ về một máy bay có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công-trinh sát và giúp chúng tiếp tục phục vụ trong biên chế quân đội nước này nhiều thập kỷ tới.
QĐND Online – Không quân Qatar sẽ nhận 24 chiếc trực thăng tấn công Apache AH-64E Guardian từ hãng Boeing (Mỹ) trong khoảng thời gian từ cuối năm 2019 đến giữa năm 2020.