Sử dụng robot làm nhân viên phục vụ bàn đang trở thành cảnh tượng thường thấy ở nhiều nhà hàng, quán ăn tại Singapore.
Theo Channel News Asia, trong bối cảnh quá trình chuyển đổi số và công nghệ đang diễn ra nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về tính tiện lợi và hiệu quả, nhiều vị trí việc làm trong ngành dịch vụ ăn uống tại Singapore sẽ phải được điều chỉnh nhằm bắt kịp với những thay đổi mới.
Với sự xuất hiện của các robot nói trên, trong tương lai gần, số lượng nhân viên tại các nhà hàng, quán ăn của Singapore dự kiến chỉ ở mức tối thiểu. Chính phủ Singapore mới đây xác định, từ nhân viên phục vụ bàn cho đến đầu bếp sẽ phải tái đào tạo nhằm duy trì hiệu quả của ngành dịch vụ ăn uống, vốn là một trong những động lực then chốt của nền kinh tế đảo quốc sư tử. Năm ngoái, ngành dịch vụ ăn uống đã sử dụng khoảng 235.000 lao động và đóng góp khoảng 4,5 tỷ SGD (hơn 3,3 tỷ USD) cho nền kinh tế Singapore.
 |
Robot phục vụ đồ ăn tại một nhà hàng ở Singapore. Ảnh: The Straits Times
|
Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ ăn uống tại Singapore cho biết, quá trình chuyển đổi việc làm đang diễn ra. Cả người sử dụng lao động cũng như người lao động đều phải nắm bắt sự thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. “Thách thức lớn nhất chính là tư duy. Cần phải sẵn sàng thích nghi. Cần phải nhanh nhạy để nhận ra các xu hướng và điều chỉnh cho phù hợp”, ông Andrew Kwan, Chủ tịch Hiệp hội Nhà hàng Singapore nhấn mạnh.
Theo Quốc vụ khanh Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Low Yen Ling, nhu cầu của khách hàng đối với sự tiện lợi đang ngày càng gia tăng. Cùng với đó, kể từ đại dịch Covid-19, công nghệ được áp dụng nhiều hơn. Ngoài ra, lực lượng lao động Singapore đang già hóa và quan điểm về nghề nghiệp của giới trẻ nước này đang có sự thay đổi.
“Đối với người lao động, điều quan trọng hơn bao giờ hết là phải thích ứng với tốc độ thay đổi và tiếp tục nâng cao các kỹ năng, kiến thức của mình. Những người lao động nào thường xuyên học hỏi thêm các kỹ năng mới là những người sẽ luôn phù hợp cũng như có khả năng cao được tuyển dụng. Trong khi đó, các thách thức đồng nghĩa các doanh nghiệp cần điều chỉnh lại những vị trí việc làm, áp dụng công nghệ, tối ưu hóa mô hình nhân lực để bảo đảm khả năng cạnh tranh của mình”, bà Low Yen Ling nêu rõ.
VŨ HOÀNG
Tại Hội nghị thượng đỉnh Công nghệ châu Á 2023 (Asia Tech X Singapore 2023), nhiều khách tham quan quốc tế bày tỏ sự ngạc nhiên với tốc độ phát triển của công nghệ Việt Nam sau khi trải nghiệm VNPT FaceID - công nghệ sinh trắc học khuôn mặt được ứng dụng trong Hệ sinh thái VNPT AI.
Singapore thông báo triển khai một chiến dịch quy mô lớn nhằm bảo đảm an ninh cho Đối thoại Shangri-La lần thứ 20, do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 4-6 tới đây.
Ngày 3-6, tại Singapore, Đối thoại Shangri-La (còn được biết đến với tên gọi Hội nghị cấp cao an ninh khu vực châu Á) lần thứ 20, do Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức, đã kết thúc ngày làm việc đầu tiên. Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tham dự khai mạc và các hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần thứ 20.