Trải qua biến thiên của lịch sử, người Churu vẫn giữ được những nét văn hóa đặc sắc, thể hiện qua phong tục tập quán, kiến trúc, ẩm thực, trang phục, dân ca, dân vũ. Hiện nay người Churu vẫn duy trì lối sống trong các làng thường được gọi là “plei”, nơi có những dòng tộc lâu đời, với tính ổn định tương đối cao và chế độ mẫu hệ được duy trì khá độc đáo.
Nhằm bảo tồn, phát huy vẻ đẹp của văn hóa Churu, năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khởi công xây dựng Làng văn hóa Churu tại xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Công trình có tổng số vốn đầu tư 7 tỷ đồng, khánh thành vào năm 2020, tọa lạc trên một đồi thông rộng 1,2 héc-ta, nằm ngay cạnh hồ Pró và di chỉ văn hóa Pró có niên đại hàng nghìn năm.
Đến với Làng văn hóa Churu, du khách sẽ gặp những ngôi nhà truyền thống của người Churu, các hiện vật văn hóa tiêu biểu và lễ hội mang dấu ấn riêng của một dân tộc dù số lượng dân cư khiêm tốn nhưng có một nền văn hóa lâu đời, rất đặc sắc, vừa mộc mạc, gần gũi nhưng cũng không kém phần huyền bí.
Báo Quân đội nhân dân giới thiệu một số hình ảnh về Làng văn hóa Churu tại xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
    |
 |
Hiện vật văn hóa Churu được trưng bày tại làng. |
    |
 |
Chiếc chóe cổ có tuổi đời hàng trăm năm của người Churu được trưng bày tại Làng văn hóa Churu. |
    |
 |
Bộ sưu tập trang sức xưa của phụ nữ Churu. |
    |
 |
Một góc Làng văn hóa Churu mang vẻ đẹp thơ mộng, thanh bình. |
VŨ ĐÌNH ĐÔNG (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
QĐND - Tuy với số dân khiêm tốn nhưng người Churu có một nền văn hóa vô cùng đặc sắc. Một trong những bằng chứng về sự huyền nhiệm của văn hóa Churu đó là nghề làm nhẫn bạc ở thôn Hawai, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
QĐND - Đôi khi, tôi ước mình là giọt nước rơi trên đỉnh núi Langbiang, “nóc nhà” nam Tây Nguyên, xuôi theo dòng Đồng Nai, lãng du qua những miền đất huyền thoại.