Súng thuộc biên chế của Phân đội súng phun lửa, Đại đội 91, Tiểu đoàn 902, Cục Hóa học (Bộ Tổng tham mưu), nay là Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng).

leftcenterrightdel
Bộ súng phun lửa trước và sau khi được Bộ đội Hóa học cải tiến (từ 3 bình sang 2 bình), đã tiêu diệt lượng lớn sinh lực và vũ khí của địch trong một trận đánh năm 1969.

Súng do Liên Xô cung cấp, cấu tạo ban đầu có 3 bình. Sau đó, trong quá trình sử dụng, vì khá nặng, nên Bộ đội Hóa học đã cải tiến thành súng 2 bình, với tổng trọng lượng 18kg để tiện mang vác, cơ động, phục vụ hiệu quả quá trình huấn luyện và chiến đấu.

Thiếu tá QNCN Lê Thị Phương Thảo, nhân viên Bảo tàng Binh chủng Hóa học giới thiệu về một trong những chiến tích của bộ súng phun lửa này: “Trong một trận truy kích địch ở cầu Cha Ki Phìn, Bản Đông (Lào) năm 1969, đồng chí Hoàng Văn Vẻ, chiến sĩ Tiểu đoàn 902, chỉ bằng 4 phát súng phun lửa, đã diệt 57 tên địch và bắn cháy 3 xe M113 của địch”.

leftcenterrightdel
Tổ dũng sĩ diệt Mỹ và xe cơ giới ở đường 9- Nam Lào, năm 1969-1971, với vũ khí có hiệu suất chiến đấu cao là những bộ súng phun lửa. Ảnh chụp lại tại Bảo tàng Binh chủng Hóa học.

Trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Binh chủng Hóa học, Thiếu tướng Hà Văn Cử, Tư lệnh Binh chủng cũng đánh giá cao tác dụng của súng phun lửa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta, khi nhấn mạnh: Cùng với nhiệm vụ bảo đảm phòng hóa, Bộ đội Hóa học đã trực tiếp tiêu diệt địch bằng súng phun lửa. Với cách đánh gần, táo bạo và tinh thần dũng cảm, kiên cường, các phân đội súng phun lửa đã tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch, góp phần làm nên thắng lợi trong các chiến dịch Đồng Xoài, Khe Sanh, Đường 9- Nam Lào...

Bài, ảnh: HOÀNG HÀ