leftcenterrightdel
Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo đánh giá, một số quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 vẫn chưa thể bắt kịp với yêu cầu và xu thế phát triển hiện nay. Tình trạng chặt phá và lấn chiếm rừng, đất rừng vẫn đang trên đà tăng; có đến 66,8% diện tích rừng tự nhiên là rừng nghèo và nghèo kiệt. Tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất và lấn chiếm đất lâm nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên đang diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội, nhất là những nơi có người dân di cư tự do và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để giải quyết tình trạng này, ngày 15-11-2017, Quốc hội đã thông qua Luật Lâm nghiệp và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019; Ban soạn thảo Nghị định thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xây dựng một số dự thảo nghị định, thông tư dưới luật. Phổ biến, tham vấn ý kiến của các bên liên quan đối với dự thảo nghị định, thông tư để đảm bảo tính công khai, toàn diện trong quá trình xây dựng các văn bản dưới luật nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả trên thực tế khi luật có hiệu lực thi hành.

Cũng tại hội thảo này, trên cơ sở các tham luận, đại biểu sẽ thảo luận và đưa ra các khuyến nghị vào dự thảo nghị định. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp tại Tây Nguyên gắn với Luật Lâm nghiệp và các văn bản dưới luật này.

Tin, ảnh: NGUYỄN ANH SƠN