Đây cũng là dịp để các nhà quản lý, cán bộ làm công tác truyền máu cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, đề xuất các giải pháp hướng tới phát triển dịch vụ máu an toàn, bền vững.

leftcenterrightdel
PGS, TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương phát biểu tại hội nghị. 

Phát biểu tại hội nghị, PGS, TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, kể từ năm 2014 trở lại đây, mỗi năm cả nước tiếp nhận được hơn một triệu đơn vị máu. Bên cạnh hệ thống Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện được hình thành từ Trung ương đến địa phương, đến nay cả nước có 5 trung tâm truyền máu khu vực được thành lập. Nhờ đó đã nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp nhận máu, xét nghiệm sàng lọc, điều chế các sản phẩm máu và đặc biệt là công tác điều phối máu giữa các địa phương.

TS Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia (Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương) cho biết, cả nước có 77 cơ sở y tế (thuộc 44 tỉnh/thành phố) tham gia tiếp nhận máu, trong đó: 48 cơ sở y tế thuộc tuyến Trung ương/tuyến tỉnh thực hiện tiếp nhận máu thường xuyên, 29 cơ sở y tế tuyến huyện chủ yếu tiếp nhận máu phục vụ cấp cứu. Năm 2023, toàn quốc đã tiếp nhận 1.587.890 đơn vị máu (gồm 1.481.729 đơn vị máu toàn phần và 106.161 đơn vị tiểu cầu gạn tách), tăng 6% so với năm 2022... 

leftcenterrightdel
Các đại biểu tham dự hội nghị. 

Từ kết quả máu tiếp nhận được và có kết quả sàng lọc an toàn, các cơ sở truyền máu điều chế được 2.901.141 chế phẩm máu theo nhu cầu, tăng 15% so với năm 2022, chủ yếu là khối hồng cầu với gần 1,5 triệu đơn vị (chiếm 51,7%), huyết tương 820.305 đơn vị (chiếm 28,2%) và các chế phẩm khác.

leftcenterrightdel
 TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đánh giá cao những kết quả của công tác truyền máu toàn quốc trong năm 2023; đồng thời đề nghị Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, các cơ sở truyền máu phối hợp cùng các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các cơ quan liên quan tập trung tham mưu các giải pháp đảm bảo nguồn máu an toàn, chất lượng cho điều trị, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo bằng cách phát huy các ngân hàng máu sống ở các khu vực này. Đồng thời rà soát quy hoạch, hệ thống văn bản, cơ sở pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ máu để đề xuất chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế nếu cần. Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; đào tạo, chuyển giao kỹ thuật hướng đến dịch vụ truyền máu ngày càng chất lượng, hiệu quả, bền vững.

PHƯƠNG MINH

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.