Bộ Y tế vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.
Trong và sau mưa bão, lũ lụt, các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ…
 |
Vệ sinh sau mưa lũ phòng tránh dịch bệnh. Ảnh minh họa: TTXVN
|
Để phòng bệnh, người dân cần đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn. Tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
THẾ TRUYỀN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Y tế xem các tin, bài liên quan.
Do mật độ và lượng mưa ngày càng tăng cao, tình hình sốt xuất huyết (SXH), bệnh tay chân miệng (TCM) ở nhiều địa phương phía Nam, trọng tâm là TP Hồ Chí Minh, diễn biến phức tạp. Số ca tăng mạnh, nhiều ổ dịch xuất hiện, nguy cơ "dịch chồng dịch".
Ngày 29-5, tiếp tục chương trình lại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội nghe báo cáo của Đoàn giám sát về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng và thảo luận tại hội trường về nội dung này.
Đây là thông tin được đề cập trong cuộc họp nhóm đối tác y tế do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 21-4, tại Hà Nội.