Ngày 16-10, tại Hà Nội, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Thư ký Chính sách Đại dương (Văn phòng Nội các Nhật Bản) tổ chức Chương trình đối thoại chính sách kinh tế biển Việt Nam - Nhật Bản năm 2023.
Phát biểu khai mạc chương trình, ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: Chương trình đối thoại Chính sách biển năm 2023 là hoạt động quan trọng nhằm triển khai Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chính sách biển và đại dương giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Văn phòng Nội các Nhật Bản, được ký kết ngày 8-10-2018. Đây là đối thoại theo hình thức trực tiếp đầu tiên giữa Ban Thư ký Chính sách đại dương Nhật Bản và Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
 |
Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam phát biểu tại chương trình đối thoại.
|
Theo ông Nguyễn Đức Toàn, thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của đại dương, hành động “vươn ra biển” đã trở thành xu thế lớn, định hướng quan trọng cho tất cả các quốc gia có biển và thậm chí cả các quốc gia không có biển. Cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia biển, đặc biệt coi trọng việc xây dựng và triển khai các chính sách, chiến lược quốc gia về biển. Nhật Bản đã ban hành Luật Chính sách đại dương vào năm 2007 cùng thời điểm với Đảng ta ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Việc trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm của Nhật Bản về chính sách, chiến lược biển có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay.
 |
Toàn cảnh chương trình đối thoại. |
Ông Miyazawa Koi-chi, Tổng thư ký Ban Thư ký Chính sách đại dương Quốc gia Nhật Bản cho rằng, với đường bờ biển dài và hàng nghìn hòn đảo, Nhật Bản luôn coi việc sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển là một trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản dựa trên việc kế thừa, sử dụng hiệu quả tài nguyên để xây dựng chiến lược chính sách quản lý biển và đại dương từ nhiều năm nay.
Tin, ảnh: THÚY NHI
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Trải qua hành trình gần 5.000 hải lý, chiều 14-10, Tàu CSB 8004 cùng đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Lê Thanh Hải, Phó tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 chỉ huy đã cập quân cảng Đình Vũ (Hải Phòng) an toàn, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Bạn đọc Nguyễn Thị Hà ở xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Sáng 9-10, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển khai mạc tập huấn công tác giám sát tình hình trên biển; sử dụng các công cụ và phần mềm mới chuyên ngành Trung tâm Chỉ huy năm 2023. Thừa ủy quyền của Thủ trưởng Bộ tư lệnh, Đại tá Đào Bá Việt, Phó tham mưu trưởng Tác chiến Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì và phát biểu khai mạc tập huấn.