Bạn đọc Cẩm Thị Thúy ở xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc hỗ trợ kinh phí thí điểm và nhân rộng địa chỉ tin cậy hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định nào?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Khoản 3, Điều 37 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15-8-2023 của Bộ Tài chính quy định việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp từ Ngân sách nhà nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
a) Tập huấn, truyền thông, tọa đàm, hội thảo, rà soát, đánh giá, sinh hoạt định kỳ, kiểm tra, giám sát, khen thưởng; cập nhật cơ sở dữ liệu; xây dựng sổ tay hướng dẫn địa chỉ tin cậy ở cộng đồng: Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 4 Thông tư này;
b) Thí điểm nâng cấp địa chỉ tin cậy trên cơ sở các địa chỉ tin cậy sẵn có hiện nay nhưng chưa thực sự hoạt động hoặc hoạt động chưa hiệu quả:
- Hỗ trợ theo thực tế phát sinh, tối đa 3 triệu đồng/địa chỉ để mua sắm một số vật dụng cần thiết để hỗ trợ nạn nhân;
- Hỗ trợ theo thực tế phát sinh, tối đa 3 triệu đồng/địa chỉ/năm để trang trải một số chi phí trực tiếp liên quan đến tư vấn, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân: nước uống, tiền ăn, lưu trú qua đêm nếu phát sinh;
c) Thí điểm thành lập mới địa chỉ tin cậy: Hỗ trợ theo thực tế phát sinh, tối đa 15 triệu đồng/địa chỉ để mua sắm một số vật dụng cần thiết phục vụ hoạt động.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Sáng 1-12, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang) tổ chức Hội thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh năm 2023.
* Bạn đọc Mạc Thị Thoa ở thị trấn EaT'Ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?