Mùa này cả triền đê dài xanh mướt mát. Cỏ non mơn mởn đẫm sương mai. Mặt sông bảng lảng mờ khói sóng. Cứ nhìn theo con nước chỉ thấy phất phơ bờ lau bãi sậy.
Mỗi lần sang sông, tôi phải vòng qua gốc gạo già. Đứng chỗ đó có thể nhìn thấy con nước mênh mông, đồng bãi ngút ngàn, xóm làng xôm tụ.
Cây gạo có từ bao giờ người làng chẳng nhớ. Ngay cả bà cụ ngồi trong quán nước đầu trắng phơ phơ cũng chỉ bảo từ bé đã thấy có rồi. Nhận từ cụ bát nước chè xanh phảng phất hơi ấm, tôi nhấp chút vị chan chát rồi lặng nghe những chuyện truyền khẩu hàng trăm năm trước. Có vị quan tân khoa ngày về làng vinh quy bái tổ vòng vào ngôi miếu cổ ở cạnh gốc gạo lầm rầm khấn vái.
Thế rồi quan kể vào mùa hoa gạo rụng là những ngày giáp hạt đói lắm, trẻ phải nhặt hoa gạo bóc lấy cùi mà nhấm cho qua cơn đói. Hoa gạo đỏ nhớt nhèo, ngai ngái như nhắc nhở người sĩ tử gắng học hành để thoát cảnh bần hàn. Khi đăng khoa, vị quan nhớ nghĩa ơn xưa nên đứng vái cây rồi truyền dạy cháu con nuôi chí học hành tấn tới.
 |
Ảnh minh họa: TTXVN |
Ngày thơ bé, đám trẻ làng tôi đến trường vẫn thường đi qua gốc gạo. Tan học, cặp sách xếp lại, bao trò vui lại diễn ra dưới bóng gạo già. Người qua đường, người làm đồng về đều tụ lại ngồi nghỉ chuyện trò. Tiếng nói cười râm ran cả một khúc sông. Gió từ ngoài xa thổi vào vẫy vờn muôn ngàn lá biếc. Chim sáo chim sâu ríu rít chuyền cành. Cứ đi xa trở về nhìn thấy bóng cây, tôi bỗng thấy lòng thư thái nhẹ nhàng.
Mùa xuân, con thuyền sang sông đưa tôi lên đường nhập ngũ. Đó là một sớm mưa mù. Cây đứng lặng chơ vơ những cành gầy guộc khẳng khiu. Nơi gốc gạo này xưa kia địa phương đã tiễn bao thanh niên lên đường chiến đấu. Mỗi người đi xa đều giữ trong mình những hình ảnh thân thương nơi quê nhà. Ông tôi kể, khi chiến đấu ở Tây Nguyên mới biết đồng bào gọi hoa gạo là pơ-lang. Nhìn thấy sắc hoa đỏ ở mỗi buôn làng lòng lại chộn rộn nhớ quê hương.
Với tôi, cây gạo nơi ngã ba sông đã in sâu trong tâm tưởng. Đi đến những miền xa mỗi dịp tiết xuân mãn, tôi lại thấy thấp thoáng màu đỏ hoa gạo. Hoa báo hiệu khúc giao mùa để đón nắng mới bừng lên. Ngắm màu hoa để lòng thư thái và thổi bùng khát vọng phấn đấu của người chiến sĩ. Tôi cùng đồng đội đã sẵn sàng bước vào huấn luyện nội dung mới giữa mùa hoa ngời sắc đỏ tràn đầy khát khao và hy vọng.
AN KHANG
Những ngày tháng Tư lịch sử, tại những công trường đơn vị đảm nhận thi công trên vùng đất Tây Nguyên, cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động Công ty TNHH MTV Xây dựng 470 - Sư đoàn 470 (Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Binh đoàn 12) nỗ lực thực hiện Đợt thi đua cao điểm “65 ngày đêm lao động Quyết thắng” - lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 53 năm Ngày thành lập Sư đoàn 470 (15-4-1970 / 15-4-2023), 48 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2023) và 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (19-5-1959 / 19-5-2023).
Trước đây, mỗi khi nhắc đến vùng đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, người ta thường nghĩ đây là vùng đất khó khăn, chất lượng đời sống người dân thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, cơ cấu không hợp lý...
Sáng 18-3 tại Hà Nội, Ban Liên lạc đồng đội quân y Tây Nguyên B3-Quân đoàn 3 tổ chức chương trình gặp mặt thường niên lần thứ 34, sau 2 năm tạm ngừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.