Ngày 14-3, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng sân khấu năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.
Năm 2023, giải thưởng vở diễn sân khấu không có giải A. Ban tổ chức trao 3 giải B, 6 giải C cho các vở diễn; trong đó 3 giải B là: “Lôi Vũ” (Sân khấu Lệ Ngọc), “Nửa cõi sơn hà” (Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh) và “Đại đội trưởng của tôi” (Nhà hát Chèo Quân đội). Giải thưởng tác giả kịch bản-sách nghiên cứu lý luận phê bình có 4 giải B, 6 giải C và 7 giải khuyến khích cho các tác giả, tác phẩm. Cũng nhân dịp này, hội đã trao giải họa sĩ xuất sắc và diễn viên xuất sắc cho 11 cá nhân; trao giải thưởng cuộc vận động sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài thiếu niên, nhi đồng với 2 giải A, 3 giải B, 7 giải C.
 |
Ban tổ chức trao giải B vở diễn tặng các đơn vị sân khấu.
|
Phát biểu đánh giá tổng kết, TS Nguyễn Đăng Chương, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trăn trở, trước thực tế ảm đạm của sân khấu năm qua, Hội đồng nghệ thuật nhận thấy công việc cấp thiết là phải nhận diện rõ những trở ngại, khó khăn, từ đó tìm rõ nguyên nhân để có giải pháp tháo gỡ thực chất thì nghệ thuật sân khấu mới có tác phẩm chất lượng cao.
Tin, ảnh: CHÂU XUYÊN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Một trong những tác phẩm sân khấu truyền thống kinh điển nói về số phận phụ nữ dưới thời phong kiến là vở chèo “Quan Âm Thị Kính”. Vở chèo truyền thống giàu ý nghĩa này đã lấy đi nước mắt và mang lại tiếng cười cho nhiều thế hệ khán giả.
Trong nghìn năm lịch sử của dân tộc, từ lúc sơ khai lập địa cho đến ngày nay, hình ảnh người mẹ, người phụ nữ luôn gắn liền với đất nước, dân tộc. Mẹ là Tổ quốc, mẹ là đất nước. Hình ảnh người mẹ, người phụ nữ cũng là nguồn chất liệu dồi dào để nghệ thuật sân khấu kết tinh, sáng tạo, tôn vinh.