Tiến sĩ Phạm Thị Như Thúy hiện là ủy viên chuyên trách Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh, chuyên viên Phòng Văn hóa, văn nghệ Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Để thực hiện tập sách chuyên khảo “Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh”, Tiến sĩ Phạm Thị Như Thúy đã khảo sát nhiều tư liệu từ bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành, gồm 15 tập) đến các cơ sở lưu trữ cấp Trung ương và địa phương. Cuốn sách có độ dài gần 300 trang, được chia thành 4 chương chính, nêu bật được chân dung văn chương chính luận của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
    |
 |
Tập sách chuyên khảo “Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh”. |
Trong đó, chương 1 là “Những vấn đề chung” giới thuyết về văn chính luận, chương 2 là “Định vị di sản văn chính luận Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh trong dòng mạch văn chính luận dân tộc”, chương 3 là “Ý thức về đối tượng tiếp nhận và mục đích viết của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh” và chương 4 là “Nghệ thuật tuyên truyền của văn chính luận Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh nhìn từ phương diện cách viết như thế nào”.
Đọc qua tập sách chuyên khảo “Nghệ thuật tuyên truyền trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh”, độc giả sẽ thấy được những cảm nhận và suy nghĩ về các bài viết cụ thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiên cứu tính tuyên truyền trong văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay việc nghiên cứu đặt văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mối liên hệ xã hội và sự tiếp nhận... Tác phẩm cũng thể hiện sự nghiên cứu đi sâu vào phương diện ngôn từ, tìm hiểu về văn hóa lãnh đạo thông qua văn chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh...
    |
 |
Buổi giới thiệu tập sách tại đường sách TP Hồ Chí Minh. |
Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là công trình chuyên khảo mang tính bao quát, nghiên cứu chung nhiều góc độ đối với di sản văn chính luận Hồ Chí Minh. Tập sách là một tài liệu tham khảo bổ ích, thiết thực cho những người nghiên cứu về sự nghiệp văn chương Hồ Chí Minh, cũng như những người làm công tác quản lý, tuyên truyền ở các lĩnh vực xã hội.
Tin, ảnh: BÍCH TRÂM
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Ngày 22-9, tại The Muse Artspace (47 Tràng Tiền, Hà Nội) đã diễn ra Triển lãm “Phụ nữ đọc sách” của 17 họa sĩ với nhiều góc nhìn, khía cạnh đa dạng xoay quanh cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
Từ ngày 21 đến 24-9, tại Quảng trường 34T Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội diễn ra Hội sách Trăng tròn với hàng ngàn đầu sách thiếu nhi cũng như những món quà Trung thu ý nghĩa dành cho các bé.
Sáng 16-9, Viện Công nghệ giáo dục, Anbooks và Trung tâm thông tin truyền thông số tổ chức buổi giao lưu - ra mắt sách "Giáo dục hiện đại" của GS Hồ Ngọc Đại