Chia sẻ tại buổi giao lưu, GS Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh: “Nền giáo dục hiện đại có triết lý của mình: Trẻ em hiện đại tự sinh ra chính mình, tự trở thành chính mình, thành một cá nhân duy nhất, có một không hai trên hành tinh này” và đặc biệt: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục về thực chất là đổi mới căn bản và toàn diện nghiệp vụ sư phạm”.

leftcenterrightdel
Các đại biểu dự buổi giao lưu - ra mắt sách.

Trong buổi giao lưu, các cựu giáo chức cũng chia sẻ cảm nghĩ của mình trước 45 năm thăng trầm của công nghệ giáo dục. Nhiều đại biểu cũng trao đổi về triết lý của xã hội hiện đại là gì? Từ đó, suy ra triết lý giáo dục hiện đại là gì? Ai là chủ thể của giáo dục hiện đại? Giáo dục thế nào để đáp ứng được tiến trình phát triển của xã hội hiện đại, theo đó, phát triển được con người hiện đại phù hợp với xã hội đó. 

leftcenterrightdel
GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ tại buổi ra mắt sách. 

"Giáo dục hiện đại", theo GS Hồ Ngọc Đại, chính là phương thức thiết kế và thi công, thay vì giảng giải - ghi nhớ theo phương thức truyền thống, với mục tiêu để cho mỗi em trở thành chính mình, thành một cá nhân duy nhất, có một không hai trên hành tinh này. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là đổi mới tận nguyên lý triết học của nghiệp vụ sư phạm. “Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu thầy không giảng? Từ “giảng” sang “không giảng” thì mới là đổi mới căn bản và toàn diện”. Là một cuốn sách về giáo dục nhưng được diễn giải dưới góc nhìn triết học, "Giáo dục hiện đại" chính là mảnh ghép còn lại cho toàn bộ những gì mà GS Hồ Ngọc Đại đã nói và làm trong 45 năm qua.

leftcenterrightdel
Bà Ngô Phương Thảo, nhà sáng lập Anbooks chia sẻ tại buổi giao lưu - ra mắt sách. 
leftcenterrightdel
Độc giả và các đại biểu cùng GS Hồ Ngọc Đại tại buổi giao lưu - ra mắt sách. 

MINH DUY

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.