Trong khuôn khổ sự kiện Festival Phở Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 15 đến 17-3, Lễ hội Phở Vân Cù đã diễn ra tại làng phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ngày 15-3 nhằm tôn vinh các nghệ nhân cao niên và trao chứng nhận cho hơn 50 hội viên Chi hội Phở Vân Cù. 

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel

Lễ tế Thánh tại đình làng được các cụ cao niên làng Phở Vân Cù thực hiện trang nghiêm, thành kính. 

Mở đầu lễ hội là lễ rước của người dân làng Vân Cù và lễ tế Thánh tại đình làng, thể hiện mong muốn một năm mới với nhiều thành công cho những người con của làng, những người vẫn đang tiếp tục mang phở Vân Cù đi khắp Việt Nam và thế giới.

leftcenterrightdel

leftcenterrightdel
Tôn vinh và ghi nhận công lao truyền nghề của các nghệ nhân nghề phở làng Vân Cù.  

Vân Cù là làng nghề nấu phở và làm bánh phở lâu năm ở Nam Định. Được biết, nghề phở đã có ở đây từ đầu thế kỷ 20, khi nhà máy dệt được xây dựng và đi vào hoạt động, người dân ở đây đã chế biến phở từ các món ăn quen thuộc như bún xáo, bánh đa… đem bán ở những nơi có nhà máy, bến tàu, bến cảng, ga xe lửa…

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Các công đoạn nấu nước phở được người dân thực hành ngay tại lễ hội.

Nghề phở ở Vân Cù hình thành và được truyền lại qua nhiều thế hệ. Đến nay, nhiều gia đình ở Vân Cù đã có tới 3-4 thế hệ theo nghề truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Thư, nguyên Giám đốc Bảo tàng Nam Định, Phó chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định cho biết: Phở bò, cùng với kẹo Sìu Châu, nem nắm Giao Thủy, nước mắm… là những món ăn có trong danh sách được tôn vinh trong top 50 món ăn đặc sản của Việt Nam.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Công đoạn làm bánh phở - một trong những thành tố quan trọng được người dân Vân Cù chú trọng hàng đầu để có bát phở thơm ngon.

“Sức sống của phở rất mãnh liệt, lan tỏa và phát sinh thành các loại hình phở khác nhau. Phở Vân Cù mang trong đó cả một câu chuyện về lịch sử, kinh nghiệm tri thức dân gian, bí quyết nghề nghiệp, tập quán xã hội…, phản ánh bản sắc của cộng đồng, có giá trị văn hóa tiêu biểu để trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, ông Thư cho biết.

leftcenterrightdel
 Du khách hào hứng thực hành tráng bánh phở cùng nghệ nhân.

Trong lễ hội, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định đã tôn vinh các nghệ nhân cao tuổi ở làng gồm cụ Cồ Việt Hùng, Cồ Hữu Chênh, Cồ Huy Kiên, Cồ Huy Nghi, Cồ Năng Vân, Vũ Quang Lê.

Nhằm tạo điều kiện cho Phở Vân Cù được phát triển mạnh mẽ hơn nữa, tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao giấy chứng nhận cho hơn 50 người làng Vân Cù được sử dụng logo Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Nam Định và Chi hội phở Vân Cù, khẳng định các hội viên sẽ phải hoạt động trong khuôn khổ điều lệ của hội và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, đặc biệt di sản văn hóa ẩm thực.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Để có bát phở thơm ngon, thịt và các loại gia giảm cũng là thành tố để phở Vân Cù có nét khác biệt với nhiều thương hiệu phở khác.

Trong khuôn khổ chương trình đã diễn ra lễ ký kết giữa Công ty Cổ phần hàng tiêu dùng Masan và Chi hội phở Vân Cù trong việc đồng hành thực hiện chương trình di sản phở Vân Cù, góp phần đưa phở trở thành thương hiệu quốc gia, gắn với phát triển du lịch trong và ngoài nước.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Phở Vân Cù níu chân thực khách và được mọi lứa tuổi háo hức trải nghiệm. 

Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách. Sau các phần lễ, các nghệ nhân làng phở Vân Cù đã cùng du khách thực hành các công đoạn làm phở và thiết đãi thực khách những bát phở thơm ngon nức tiếng.

HÀ VƯƠNG – ĐÌNH NGUYỄN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.