Ngày 23-3, Đoàn TNCS Học viện An ninh nhân dân phối hợp cùng Đoàn TNCS Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch và Viện Phim Việt Nam tổ chức chương trình "Đưa điện ảnh cách mạng Việt Nam tới đoàn viên", hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931/26-3-2024)
Chương trình thông qua hoạt động chiếu bộ phim "Mùi cỏ cháy" và tọa đàm "Sáng mãi con đường cách mạng của thanh niên" nhằm tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên.
Bộ phim "Mùi cỏ cháy" là một tác phẩm điện ảnh lấy đề tài kể về cách mạng Việt Nam năm 1972. Bộ phim theo chân của 4 chàng thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi lần lượt có tên: Hoàng - Thành - Thăng - Long; rời bỏ ghế học đường để lên đường đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.
 |
Các đoàn viên tại chương trình "Đưa điện ảnh cách mạng Việt Nam tới đoàn viên".
|
Bầu không khí buổi chiếu phim diễn ra trong sự thoải mái, cởi mở nhưng không kém phần lắng đọng, sâu sắc. Kết thúc bộ phim, sau một tràng vỗ tay kéo dài, các đoàn viên, thanh niên đã cảm nhận được sự hào hùng, đẹp đẽ của lý tưởng cách mạng "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
Tại buổi giao lưu, các đoàn viên, thanh niên trẻ tuổi còn được giao lưu với đạo diễn đoàn làm phim là NSƯT Nguyễn Hữu Mười, cùng các diễn viên trong phim "Mùi cỏ cháy" như: Lê Chí Kiên (trong vai Đại đội trưởng Phong), Lê Văn Thơm (trong vai Thành), Nguyễn Năng Tùng (trong vai Hoàng).
Chia sẻ tại buổi giao lưu với các đoàn viên, đạo diễn Nguyễn Hữu Mười hết sức vui mừng khi bộ phim từ 10 năm trước của mình, cho tới thời điểm hiện tại vẫn khiến cho cả khán phòng cảm động lẫn khâm phục. Đối với ông, mỗi tác phẩm điện ảnh đều có ý nghĩa rất sâu, truyền thông điệp cho thế hệ mai sau để hiểu được lịch sử đất nước. Bản thân người đạo diễn luôn đau đáu muốn làm "Mùi cỏ cháy" để người trẻ sau này thấy được sự khắc nghiệt của chiến tranh, sự tươi vui, hồn nhiên của những người lính trẻ và trân trọng hơn tất thảy sự hy sinh của những người đi trước để có được hòa bình đất nước như ngày nay.
Tin, ảnh: HOÀNG LIÊN
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Cùng với "cơn sốt" phim "Đào, phở và piano", những ngày này, câu chuyện phim lịch sử, phim Nhà nước đặt hàng trở thành tâm điểm được dư luận chú ý.
Những bộ phim về đề tài người lính biên phòng đã được khai thác khá nhiều, không còn xa lạ với khán giả yêu điện ảnh. Tuy nhiên, trên màn ảnh Việt, Bộ đội Biên phòng thường được đặt trong bối cảnh đất trời biên giới, với nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ phên giậu Tổ quốc. Lần đầu tiên, một câu chuyện trinh thám, phá án về đường dây buôn bán ma túy trái phép trên tuyến biên phòng biển được kể lại qua phim truyện nhựa. Đó là tác phẩm “Sao xanh nơi biển sóng”, do Điện ảnh Quân đội nhân dân (QĐND) sản xuất (Đạo diễn: Bùi Tuấn Dũng; Biên kịch: Trần Thị Thu Hương). Ngay trước thềm ra mắt bộ phim vào ngày 17-12 tới, Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng đã dành cho Báo QĐND cuộc trò chuyện về tác phẩm lần này.
Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/ 22-12-2023), 79 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2023) và 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989/ 22-12-2023) diễn ra từ ngày 17 đến 20-12, tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, 17 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội.