Đây cũng là lễ hội cầu may, cầu mưa, cầu cho sự cân bằng âm dương, cho loài vật sinh sôi nảy nở, thể hiện khát vọng vươn tới ấm no, hạnh phúc của con người.

Màn múa lân truyền thống mở màn cho phần lễ của lễ hội. Tiếp đó, dòng người đại diện cho nhân dân 15 xã, thị trấn dâng lễ là những thành quả lao động do người dân các xã sản xuất, thể hiện sự cảm tạ trời đất, các vị tiền nhân, thánh thần đã phù hộ, che chở cho nhân dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống an khang và cầu mong một năm mới mọi nhà sức khỏe, bình an…

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Phần dâng mâm lễ của các xã, thị trấn. 
leftcenterrightdel
Thực hiện nghi lễ tâm linh. 

Sau nghi lễ tâm linh, phát biểu khai mạc lễ hội, ông Lưu Quốc Trung, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết: Những năm qua, du lịch Ba Bể đã có nhiều khởi sắc, với hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan du lịch và dần đưa dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc cũng được huyện quan tâm, những phong tục tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp được sưu tầm, giữ gìn, bảo tồn và phát triển.

leftcenterrightdel

Lãnh đạo huyện Ba Bể đánh trống khai mạc Lễ hội Lồng tồng Ba Bể.

leftcenterrightdel
Du khách tham quan không gian ảnh đất và người Ba Bể. 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Các cô gái, chàng trai hát then, múa bát trong trang phục dân tộc Tày. 

Đến với Ba Bể, cùng với Lễ hội Lồng tồng, du khách gần xa còn được trải nghiệm các địa danh trong khu du lịch Ba Bể như: Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Bể, Đồn Đèn - xã Khang Ninh, làng Văn hóa thôn Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc - xã Nam Mẫu; du lịch danh lam thắng cảnh: Như Hồ Ba Bể, Động Puông, Thác Đầu Đẳng, Ao Tiên, Đảo Bà Góa, Động Hua Mạ, Hang Thẳm Phầy, thác Tát Mạ; du lịch lịch sử nơi đã in dấu chân Bác Hồ từ Pác Bó về Tân Trào - Tuyên Quang như: Di tích Khuổi Mản (xã Hà Hiệu), Cốc Lùng (xã Bành Trạch), Tổng Luyên (thị trấn Chợ Rã), Pù Cút- Nà Hai (xã Quảng Khê), Bản Chán (xã Đồng Phúc). Đặc biệt là di tích lịch sử Phiêng Chì (xã Thượng Giáo) - nơi thành lập chính quyền cấp châu đầu tiên của cả nước trong cao trào khởi nghĩa kháng Nhật cứu nước năm 1945...

Kết thúc phần lễ, mọi người hòa mình vào không khí tưng bừng của phần hội với trải nghiệm không gian văn hóa và trưng bày ảnh "Đất và người Ba Bể", thưởng thức các hương vị đặc sắc của văn hóa ẩm thực, được hòa mình tận hưởng những câu hát sli, hát lượn, hát đối đáp giao duyên, múa khèn của dân tộc Mông. Không chỉ có vậy, đến với lễ hội du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian như: Đẩy gậy, bịt mắt bắt dê; ném cổ vịt; bịt mắt đánh trống; đánh con quay; thi khâu còn, giã bánh giầy… Ngoài ra, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam; mua sắm các sản phẩm đạt OCOP, nông sản đặc hữu của địa phương.

leftcenterrightdel
 Thi khâu còn.
leftcenterrightdel
Trò chơi tung còn thu hút đông đảo bà con tham gia. 
leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Trò chơi dân gian đánh con quay, tung cổ chai. 
leftcenterrightdel
Trò chơi bịt mắt đánh trống. 
leftcenterrightdel
Các đại biểu thả cá phóng sinh. 

Bà Lưu Thị Hoài Hương, du khách đến từ tỉnh Hải Dương chia sẻ: “Đây là lần thứ hai tôi đến du lịch tại hồ Ba Bể nhưng lần đầu tiên được tham gia Lễ hội Lồng tồng Ba Bể. Cảm nhận đầu tiên đó chính là không khí trong lành, cảnh đẹp nên thơ, các khâu tổ chức lễ hội trang trọng và người dân nơi đây ai cũng thân thiện, mến khách, ai nấy đều thường trực nụ cười. Tôi đã mua nhiều đặc sản của huyện Ba Bể như trà bí thơm, miến, tép chua… để làm quà cho người thân và chắc chắn sẽ rủ người thân, bạn bè quay lại nơi đây”.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
Vẻ đẹp hồ Ba Bể. 

“Lễ hội Lồng tồng Ba Bể đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống dân tộc, tạo điều kiện để các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian dân tộc phát triển. Đây cũng là cơ hội để quảng bá du lịch Ba Bể, đưa du lịch Ba Bể ngày càng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương nói riêng và của tỉnh Bắc Kạn nói chung”, ông Lưu Quốc Trung, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể khẳng định.

LINH HÀ