Lễ hội xuống đồng là một nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An, phổ biến ở các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong. Đây là một trong những lễ hội đầu Xuân được người dân trông chờ nhất, có sự liên kết tâm linh và đời sống văn hóa văn nghệ, lao động sản xuất.

leftcenterrightdel
Các tiết mục văn nghệ đến từ Đội văn nghệ CLB Văn hoá Thái của các bản làng. Ảnh: Lương Nga 

Theo bà con người Thái, mỗi dịp đầu Xuân, khi vừa đón Tết Nguyên đán xong cũng là lúc trời đất bắt đầu thời khắc giao mùa, đây là thời điểm thích hợp nhất để trồng lúa. Lúc này thầy mo lớn của bản sẽ chọn ngày đẹp nhất để mọi người tổ chức Lễ hội Lồng tồng.

Lễ hội được mở đầu bằng nghi thức cúng các vị thần như Pù xưa, thần núi thần rừng, những vị anh hùng khai bản lập mường… với mong muốn cầu một năm mưa thuận gió hòa để trồng lúa, trồng ngô, để ao đầy cá, để bản mường ấm no, hạnh phúc…

leftcenterrightdel
 Bà con vui hội cồng chiêng, khắc luống, nhảy sạp thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng người Thái. Ảnh: Lương Nga

Tại lễ hội đã diễn ra nghi lễ cúng các vị thần tại bản Đồng Minh, Châu Hạnh. Mâm cúng không thể thiếu gà và các loại bánh truyền thống của người Thái như bánh sừng trâu, bánh ít, bánh han. Tất cả đều được làm từ nếp nương.

Sau khi thực hiện xong nghi thức tâm linh thì những chàng trai mạnh khỏe nhất của bản đưa con trâu đực khỏe nhất xuống ruộng để cày, những cô gái Thái cùng nhau xuống đồng để thi cấy lúa.

leftcenterrightdel
 Hội thi cấy lúa nhanh. Ảnh: Lương Nga

Cuộc thi gồm 5 đội thi từ khắp các bản trong xã đến tham dự. Trong trang phục truyền thống, những phụ nữ Thái với đôi tay nhanh thoăn thoắt cấy lúa trong sự cổ vũ, reo hò của dân bản.

Theo Baonghean