Những năm gần đây, thiết bị bay không người lái (UAV) đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong sản xuất nông nghiệp, UAV giúp nông dân tăng sản lượng cũng như theo dõi sự phát triển của cây trồng. Iran-vốn được biết đến như một quốc gia có thế mạnh về chế tạo UAV-đang tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng UAV vào sản xuất nông nghiệp.
Trang tin ANA Press của Iran cho hay, các UAV do Tehran sản xuất có mức giá thấp hơn tới 25% so với UAV cùng loại của nước ngoài, song tính hiệu quả của chúng đã được chứng minh trên thực tế. Ví dụ, trước đây, người nông dân vẫn thực hiện việc phun thuốc trừ sâu bằng phương pháp thủ công truyền thống, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe do tiếp xúc trực tiếp với loại chế phẩm độc hại.
 |
UAV của Iran có tính năng vượt trội được ứng dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh: ANA Press
|
Quá trình sản xuất từ khi gieo hạt tới lúc thu hoạch, việc sử dụng máy kéo kết hợp với các thiết bị gieo trồng và gặt hái có thể khiến 20-30% sản lượng mùa màng bị hư hỏng do bánh xích máy kéo gây ra, khiến nông dân bị thiệt hại.
Ngày nay, ngành nông nghiệp Iran đang sử dụng UAV thể thay thế con người trong các khâu từ gieo trồng, tưới bón, phun thuốc cho tới khi thu hoạch. UAV có thể phun thuốc trên đồng ruộng với tốc độ và độ chính xác cao, chi phí thấp, xóa bỏ tác động nguy hại của thuốc trừ sâu đối với sức khỏe con người. Loại UAV này có khả năng mang theo lượng thuốc trừ sâu hoặc phân bón dạng lỏng trong các thùng chứa có dung tích 10-20 lít. Chúng có tốc độ làm việc năng suất gấp 10 lần so với phương pháp truyền thống.
Chẳng hạn, trước đây chỉ có thể phun thuốc cho 5ha mỗi ngày, thì với việc sử dụng UAV, hiện nay người ta có thể phun tới 50ha mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc sử dụng UAV còn giúp tiết kiệm lượng nước tưới tiêu lên tới 98%, cũng như tiết kiệm lượng tiêu thụ thuốc trừ sâu lên tới 30%.
Theo tính toán của nhà sản xuất tại Iran, việc ứng dụng mỗi chiếc UAV trong sản xuất nông nghiệp có thể giúp tiết kiệm 10.000-15.000USD cho đất nước.
HIỀN MINH
Ngày 10-4 được coi là dấu mốc lịch sử của nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, khi Ankara chính thức đưa vào vận hành tàu tấn công đổ bộ đa năng TCG Anadolu, cũng là một loại tàu sân bay đầu tiên trên thế giới chuyên dụng cho cả máy bay có người lái và máy bay không người lái (UAV). Sự kiện trên đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong số ít các quốc gia trên thế giới sở hữu tàu sân bay được chế tạo trong nước.
Yonhap ngày 6-1 dẫn lời một quan chức thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Tổng thống Yoon Suk-yeol sẽ quyết định liệu có khiển trách quân đội sau vụ máy bay không người lái (UAV) của Triều Tiên xâm phạm không phận Hàn Quốc hay không.
Chỉ ít phút sau khi đặt hàng qua ứng dụng di động, chị Tiffany Bokhari ở thành phố Frisco (bang Texas, Mỹ) đã thấy tin nhắn báo qua điện thoại rằng đồ đã chuyển đến qua một máy bay không người lái (UAV) ngay trước cửa nhà.