Mới đây, Tổng thống Rahmon đã kêu gọi người dân tích trữ lương thực nhằm đối phó với một nguy cơ khác, đó là biến đổi khí hậu. “Mỗi gia đình nên dự trữ lương thực tối đa cho hai năm”, Tổng thống Rahmon nhấn mạnh trong bài phát biểu nhân dịp lễ truyền thống của người Tajik.

Nhà lãnh đạo Tajikistan lý giải, do biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu, tình hình kinh tế-xã hội thế giới đang xấu đi, dân số ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu lương thực tăng cao. Do vậy, người dân cần chủ động để “bảo vệ an ninh lương thực của đất nước”.

leftcenterrightdel

Một người dân Tajikistan đi mua hàng trong siêu thị (ảnh minh họa). Ảnh: SIPA 

Tổng thống Rahmon cũng kêu gọi người dân “làm xanh đất nước”, “làm việc chăm chỉ” cũng như “sử dụng nước và đất một cách hiệu quả”. Ở đất nước mà 93% diện tích là núi, nền kinh tế còn mong manh như Tajikistan, nông nghiệp đóng một vị trí rất quan trọng. Một quan chức Tajikistan cho biết, 70% dân số nước này đều sống nhờ nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng như phần còn lại của Trung Á, đất đai ở Tajikistan đang bị thoái hóa và nguồn nước bị cạn kiệt, đặc biệt là dưới tác động của biến đổi khí hậu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến an ninh lương thực của Tajikistan.

Thống kê của Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cho biết, tỷ lệ suy dinh dưỡng của Tajikistan thuộc hàng cao nhất ở Trung Á, với 30% trong số gần 9 triệu người bị suy dinh dưỡng trên thế giới. Trong khi đó, theo Ngân hàng Thế giới (WB), Tajikistan phụ thuộc vào nhập khẩu và vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài, chẳng hạn như cuộc chiến ở Ukraine hiện nay. Do đó, lời kêu gọi các gia đình dự trữ lương thực của Tổng thống Rahmon cũng được xem là dễ hiểu.

NGỌC MINH

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.