Dự lễ mít tinh có các đồng chí: Thiếu tướng Phùng Ngọc Sơn, Phó chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Kỹ thuật; Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Trần Văn Thuật, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

leftcenterrightdel
Thiếu tướng Phùng Ngọc Sơn, Phó chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Kỹ thuật phát biểu tại lễ phát động. 
leftcenterrightdel
Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Với chủ đề “Tăng cường các biện pháp, giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2022 nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và người lao động làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, nhằm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe, tính mạng người lao động cũng như bảo vệ tài sản của Nhà nước, quân đội và nhân dân.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham quan gian trưng bày sản phẩm.

Phát biểu tại lễ phát động, thừa ủy quyền thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Phùng Ngọc Sơn nêu rõ: Binh chủng Đặc công là đơn vị vinh dự, tự hào được Đảng và Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 16 chữ vàng truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ - Anh dũng tuyệt vời/ Mưu trí táo bạo – Đánh hiểm thắng lớn”.

Trong tình hình hiện nay, Binh chủng Đặc công được Bộ Quốc phòng xác định là lực lượng nòng cốt trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc theo các phương án A, A2, A3, A4, chống khủng bố, tác chiến bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

leftcenterrightdel
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trao Cờ thi đua tặng đơn vị tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu Phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021.
leftcenterrightdel
Lãnh đạo Tổng cục Kỹ thuật - Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp Bộ Quốc phòng trao bằng khen tặng các cá nhân có thành tích xuất sắc Phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021.

Với thành tích đó, Bộ Quốc phòng đã lựa chọn Binh chủng Đặc công phối hợp với một số đơn vị đóng quân trên địa bàn Thành phố Hà Nội đại diện toàn quân tổ chức các hoạt động và Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2022, nhằm phát động sâu rộng, lan tỏa phong trào trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm, tuân thủ và chấp hành nghiêm quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Để thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, góp phần củng cố quốc phòng an ninh, Thiếu tướng Phùng Ngọc Sơn đề nghị các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy; Luật Lao động; Luật An toàn, vệ sinh lao động; các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về việc đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong quân đội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

leftcenterrightdel
 Thừa ủy quyền Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thiếu tướng Phùng Ngọc Sơn trao quà của Bộ Quốc phòng tặng người bị tai nạn lao động. 

Cùng đó là, tập trung huấn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, về an toàn, vệ sinh lao động và kỹ năng làm việc; đặc biệt chú ý việc huấn luyện thực hành cho người lao động. Trong quá trình huấn luyện phải tổ chức kiểm tra giám sát chặt chẽ tình trạng kỹ thuật của vũ khí trang bị, trạng thái sức khỏe, tâm lý, thao tác của người lao động để kịp thời có các biện pháp bảo đảm an toàn. Quá trình thu gom bảo đảm an toàn trường bắn, xử lý đạn bắn đến mục tiêu không nổ, đạn kẹt nòng... phải tuyệt đối tuân thủ quy định, quy tắc an toàn.

Năm 2022, toàn quân sẽ tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động; thực hiện nghiêm các quy định, quy phạm về kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ; khắc phục hiệu quả những hạn chế, loại bỏ kịp thời nguy cơ gây mất an toàn lao động. Bên cạnh đó, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...

Ngoài ra, xây dựng đồng bộ các kế hoạch phòng, chống cháy nổ, bảo vệ đơn vị. Có giải pháp, biện pháp trong đầu tư chiều sâu công nghệ, cải thiện điều kiện lao động như công nghệ bảo quản, sửa chữa, sản xuất, bảo đảm thông gió, chiếu sáng, giảm ồn và nồng độ khí, hơi, bụi độc, xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn; lắp đặt những thiết bị mới, công nghệ tiên tiến, tăng cường tự động hóa ở những khâu, những công việc có thể để hạn chế tiếp xúc trực tiếp môi trường độc hại, nguy hiểm.

Tin, ảnh: KIM ANH - ĐOÀN NAM