07/05/2025 06:12
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, lần đầu tiên ta tiến hành tác chiến phòng không quy mô cấp trung đoàn; trong khi đó, quân Pháp sử dụng 80% trên tổng số gần 400 máy bay ở Đông Dương để tiếp tế bằng đường không và trinh sát, hiệu chỉnh cho pháo binh bắn phá, chi viện các cuộc hành quân, đánh phá giao thông, kho trạm, những khu vực nghi có quân ta. Ngoài ra, quân Pháp còn được Mỹ viện trợ số lượng lớn máy bay vận tải hiện đại để thiết lập cầu hàng không từ Hà Nội, Hải Phòng chi viện cho Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
05/05/2025 08:00
Là một trong số ít cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh cách đây 50 năm còn hoạt động trong Ban liên lạc truyền thống Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 (nay là Quân đoàn 12), dịp này, Thiếu tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Nuôi, nguyên Cục trưởng Cục Quân huấn, nguyên Phó chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, khá bận rộn với việc tổ chức các chuyến về nguồn, gặp mặt, tri ân đồng đội.
04/05/2025 05:52
Đây là bước phát triển về cách đánh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hình thành rõ nét sau đợt 2 (từ ngày 30-3 đến 30-4-1954). Lúc này địch còn hơn một vạn quân, đóng tại hơn 30 vị trí trên cánh đồng Mường Thanh. Chúng vẫn giữ được một phần các điểm cao A1, C1, sau khi được tăng viện, địch ra sức củng cố trận địa hòng bảo vệ khu vực phòng ngự then chốt trên dãy điểm cao phía Đông. Hỏa lực của địch còn mạnh, phi cơ và pháo binh của chúng vẫn hoạt động ráo riết.
04/05/2025 05:45
Mỗi khi nhắc đến những năm tháng “máu và hoa” của cuộc đời binh nghiệp, Thiếu tướng Lộ Khắc Tâm, nguyên Phó cục trưởng Cục Tác chiến (Bộ Tổng Tham mưu) lại đau đáu về một hình ảnh bi hùng trong trận đánh ở thung lũng Ia Đrăng dưới chân núi Chư Prông (nay thuộc huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) năm 1965.
03/05/2025 12:58
Công tác bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) cho xe tăng, xe thiết giáp có ảnh hưởng rất lớn đến thắng lợi của các trận đánh và trong các chiến dịch, nhất là các chiến dịch lớn, dài ngày; bởi nếu không tổ chức tốt công tác BĐKT thì kết quả hành quân chiến đấu sẽ không cao. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ này, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Bộ đội Tăng thiết giáp đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, làm tốt công tác BĐKT trong hành quân chiến đấu; góp phần quan trọng cùng toàn dân, toàn quân giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
03/05/2025 06:09
Trong buổi sinh hoạt chính trị với chủ đề “50 năm tự hào bản anh hùng ca”, trò chuyện với cán bộ, giáo viên, học viên, chiến sĩ Trường Cao đẳng Hậu cần 2 (Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật) và đoàn viên, thanh niên TP Hồ Chí Minh, Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Tàu, nguyên Cụm trưởng Cụm Tình báo H63 đã kể lại kỷ niệm sâu sắc của ông về việc thu thập thông tin tình báo trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
02/05/2025 10:00
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để kịp thời cung cấp đủ xăng dầu cho Quân đội, ngành xăng dầu đã có nhiều phương thức độc đáo, từ công tác bảo đảm đến vận chuyển xăng dầu vào chiến trường…
02/05/2025 09:07
Trong chiến cục mùa xuân năm 1975 ở miền Nam, việc lựa chọn hướng chiến dịch ở Nam Tây Nguyên và chọn mục tiêu đột phá ở Buôn Ma Thuột có sự thống nhất rất cao từ Tổng hành dinh đến các tướng lĩnh ở chiến trường, thể hiện tài năng và tư duy chiến lược của đội ngũ tướng lĩnh, chỉ huy các cấp trong phân tích, đánh giá tình hình, vận dụng các loại hình tác chiến trong nghệ thuật quân sự để đánh thắng kẻ thù ở giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Điều này được thể hiện rất sinh động và hiệu quả trong việc tạo thế và lực trong Chiến dịch Tây Nguyên mùa xuân năm 1975.
02/05/2025 08:00
Ngày 11-3-1975, Buôn Ma Thuột-thủ phủ cao nguyên trung phần-bị thất thủ. Mấy ngày sau, ngụy quân tiếp tục bị đánh bại ở Pleiku, rồi Kon Tum và chúng phải tìm kế thoát thân khỏi Tây Nguyên. Trong chiến dịch này, gần 3 vạn lính chủ lực, dù, biệt động quân, địa phương quân của ngụy quân Sài Gòn bị quân ta đánh cho tan tác. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên có sự đóng góp quan trọng của đồng chí Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Chiến dịch.
01/05/2025 11:00
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với vai trò là xương sống của nền kinh tế, ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở miền Bắc, chi viện cho chiến trường miền Nam. Qua đó góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
01/05/2025 10:09
Cuối năm 1974, từ Anh Sơn, Đô Lương, Tân Kỳ (Nghệ An), Sư đoàn 316 của chúng tôi hành quân vào Mặt trận Tây Nguyên và sau đó được vinh dự nổ súng mở màn cho trận đánh giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột vào ngày 10-3-1975. Trận đánh diễn ra rất ác liệt, giành giật với địch từng ụ súng, cuối cùng, chúng tôi đã giành chiến thắng và giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột.
30/04/2025 10:06
Trên phương diện quân sự, chính trị và ngoại giao, Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12-1972 làm rung chuyển ý chí xâm lược, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (ngày 27-1-1973) chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng đó góp phần to lớn để quân và dân ta thực hiện thắng lợi quyết tâm chiến lược của Đảng “đánh cho Mỹ cút”, tạo tiền đề quan trọng “đánh cho ngụy nhào”, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
29/04/2025 18:36
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, trải qua các chiến dịch quy mô lớn nối tiếp nhau, phối hợp với hoạt động nổi dậy của quần chúng, quân và dân ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, giáng đòn quyết chiến chiến lược cuối cùng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, song công tác giáo dục chính trị, tư tưởng giữ vai trò quan trọng.
27/04/2025 06:05
Chấp hành mệnh lệnh của trên, Bộ tư lệnh Hải quân bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất, phát huy tinh thần khắc phục khó khăn, táo bạo, mưu trí, dũng cảm chiến đấu của các phân đội, khẩn trương tiến ra Biển Đông làm nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa.
26/04/2025 09:25
Chiến thắng 30-4-1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Làm nên chiến thắng vĩ đại ấy, có sự đóng góp của Viện Kỹ thuật quân sự (KTQS), nay là Viện Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quân sự (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam).
13/04/2025 05:38
Cuối tháng 4-1975, Trung đội phó Nguyễn Hữu Toàn thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 390 (trước năm 1973 là Sư đoàn 320B) cùng 12 chiến sĩ công binh được tăng cường cho Đại đội 3 (Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202, Quân đoàn 1), nhận nhiệm vụ tiến hành khắc phục vật cản, dò gỡ bom mìn trên đường tiến công.
12/04/2025 12:02
Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng các tỉnh Nam Tây Nguyên, mở rộng hành lang nối liền các tỉnh Tây Nguyên với miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Khu 5, thực hiện chia cắt chiến lược, tạo cục diện mới, mở ra thời cơ, tạo bước ngoặt quyết định cho cuộc Tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch, đó là nghệ thuật quân sự đặc sắc đến đỉnh cao.
01/04/2025 05:32
Buôn Ma Thuột thất thủ, Sư đoàn 23 ngụy bị ta tiến công dữ dội, thiệt hại nặng. Trước tình thế khó cứu vãn, Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn quyết định rút toàn bộ lực lượng ở Tây Nguyên theo Đường 7 về giữ đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
31/03/2025 05:30
Việc Buôn Ma Thuột thất thủ (ngày 11-3-1975) đã gây chấn động không chỉ trong ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn mà còn lan tới Nhà Trắng và Lầu Năm Góc của nước Mỹ.
30/03/2025 09:27
Từ mùa xuân Điện Biên Phủ năm 1954, đến mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh năm 1975, bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 - một điển hình thành công của học thuyết quân sự Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng quân xâm lược Mỹ trên tiền tuyến lớn miền Nam, giành độc lập và thống nhất cho Tổ quốc.