Thực chất, đây là bản hiện đại hóa sâu của hệ thống Grom - phiên bản nội địa hóa từ dòng Igla của Liên Xô, được sản xuất tại Ba Lan.
Piorun được đưa vào phục vụ trong quân đội Ba Lan từ năm 2019, nhằm vô hiệu hóa máy bay trực thăng, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình.
|
Hệ thống tên lửa phòng không vác vai di động Piorun. Ảnh: Gagadget
|
Hệ thống phòng không này được vận hành bởi một binh sĩ, bao gồm một tên lửa một tầng, một bệ phóng hình ống sử dụng một lần, một nguồn cung cấp năng lượng trên mặt đất và một cơ cấu khai hỏa.
Bộ phận phóng và tên lửa có tổng trọng lượng là 16,5kg; trong đó tên lửa 10,5kg mang theo đầu đạn nặng 1,82kg. Piorun sử dụng tên lửa tầm ngắn có thể bắn trúng mục tiêu bay ở khoảng cách từ 400m đến 6km và độ cao 10m đến 4km.
Tên lửa có vận tốc 660m/giây tương đương Mach 2 (gấp 2 lần vận tốc âm thanh), chiều dài 1.596m, đường kính 72mm và sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, trang bị một ngòi chạm nổ cho phép tiêu diệt hiệu quả hơn các mục tiêu trên không có kích thước nhỏ, chẳng hạn như UAV. Xác suất trúng đích của Piorun là 10% nếu bị gây nhiễu.
|
Piorun là bản hiện đại hóa của hệ thống Grom. Nguồn: Defense Central |
Piorun trang bị hệ thống dẫn đường bằng đầu dò hồng ngoại thụ động (GOS), nâng cao phạm vi bắt mục tiêu, tăng khả năng chống lại các biện pháp đối kháng của đối phương. Ngoài ra, tên lửa còn có ống ngắm quang học ngày/đêm được gắn trên ống phóng.
Một trong những tính năng chính của Piorun là một bàn phím nhỏ bên phải mô-đun khai hỏa, cung cấp lựa chọn loại mục tiêu, cũng như môi trường và chế độ thực hiện nhiệm vụ.
THẾ TRUYỀN (theo Army Recognition)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới để tiếp tục cập nhật, xem các tin, bài về vũ khí, trang bị, khí tài và hoạt động tác chiến của các nước trên thế giới.