Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết: Thời điểm hiện nay là giai đoạn rất quan trọng để Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản có thể đáp ứng được những yêu cầu nóng bỏng của đời sống kinh tế - xã hội đất nước, vừa tăng cường hợp tác quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản, vừa khắc phục những tồn tại, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Đây là những yêu cầu được đưa ra trong Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

leftcenterrightdel
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu tại hội thảo. 

Ông Trần Hòa Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đánh giá, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản đến nay cơ bản đầy đủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; công tác quản lý khoáng sản ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, sau 13 năm thực hiện, Luật Khoáng sản năm 2010 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Về góc độ quản lý nhà nước ở các địa phương nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng đã phát sinh nhiều vướng mắc cần phải có sự sửa đổi, bổ sung để đảm bảo các hoạt động quản lý nhà nước về địa chất và khoáng sản ngày càng phát huy được hiệu lực, hiệu quả, khơi thông được nguồn lực tài nguyên đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

leftcenterrightdel
Toàn cảnh hội thảo. 
 

Tại hội thảo, các đại biểu đã góp ý cho những nội dung cụ thể của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản như: Hồ sơ cấp phép vật liệu xây dựng thông thường, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, giám sát sản lượng khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, sử dụng đất trong khai thác khoáng sản…

Tin, ảnh: MAI ĐAN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.