Do đó, tôi đề nghị giảm bớt thành viên trong Hội đồng thẩm định giá đất là đại diện cơ quan nhà nước (mà toàn là lãnh đạo các sở, ngành), tăng thành viên độc lập là các chuyên gia về giá cả và đất đai để bảo đảm tính chuyên môn, chuyên nghiệp của hội đồng thẩm định, tránh can thiệp hành chính.

leftcenterrightdel
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đề xuất nhiều chính sách mới. Ảnh: chinhphu.vn

Mặt khác, vấn đề tôi còn băn khoăn ở đây là, trường hợp hội đồng thẩm định không chấp nhận giá của tổ chức tư vấn thì hệ quả pháp lý sẽ như thế nào? Trách nhiệm của tổ chức tư vấn ra sao? Đặc biệt là khi dự thảo luật quy định cả hai công đoạn định giá và thẩm định giá, các cơ quan nhà nước, hội đồng thẩm định đều thuê tổ chức có chức năng tư vấn định giá để tư vấn, giúp việc. Đây là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, quy định.

Dự thảo luật đã bỏ khung giá đất. Tuy nhiên vẫn còn hệ thống hai giá đất là giá trong bảng giá đất và giá đất cụ thể, và việc xây dựng, áp dụng hai loại giá này vẫn còn nhiều điểm chưa rõ cả về nội dung chính sách lẫn kỹ thuật lập pháp.

Vì vậy, theo tôi cần tiếp tục làm rõ một số vấn đề sau: Về thẩm quyền, quy trình xây dựng bảng giá đất và giá đất cụ thể. Dự thảo luật quy định, trong quá trình xây dựng bảng giá đất và giá đất cụ thể, cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh và cấp huyện được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất. Quy định này là chưa chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp. Cụm từ “được thuê” ở đây sẽ được hiểu trong thực tiễn là có thể thuê hoặc không thuê. Do vậy, cần phải thay cụm từ được thuê bằng cụm từ “phải thuê” tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá thì mới bảo đảm được nội dung của chính sách là: Giá đất phải được xác định từ một tổ chức định giá chuyên nghiệp, bảo đảm tính độc lập, khách quan của giá đất trước khi được thẩm định và quyết định. Mặt khác, dự thảo luật cũng cần quy định rõ là thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá theo cơ chế nào? Chỉ định, lựa chọn theo danh sách hay thông qua cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà tư vấn thẩm định giá.

Về áp dụng bảng giá đất và giá đất cụ thể, việc phân chia các trường hợp áp dụng hai loại giá này ở Điều 154 và Điều 155 của dự thảo luật là quá phức tạp, gây khó khăn trong thực thi. Theo tôi, nên thiết kế đơn giản hơn theo hướng: Bảng giá đất chỉ áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đối với Nhà nước (như nộp tiền sử dụng đất, các loại thuế). Còn giá đất cụ thể được sử dụng trong các quan hệ thị trường liên quan đến đất đai như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, góp vốn, đầu tư, cho thuê đất, thu hồi đất...

QUANG DUY (ghi)