Ngày 15-3, thông tin từ Trường Đại học Văn Lang (VLU), nhà trường chính thức trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên của Việt Nam vào bảng xếp hạng QS World University Rankings by subject 2025 trong hai lĩnh vực đào tạo: Thiết kế (top 101-150) và Nghệ thuật trình diễn (top 51 -100).
Bảng xếp hạng QS World University Rankings by subject 2025 đã đánh giá 55 lĩnh vực đào tạo của hàng nghìn trường đại học từ 148 quốc gia. Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí: Danh tiếng học thuật, danh tiếng với nhà tuyển dụng, tỷ lệ trích dẫn trên bài báo, chỉ số H-Index và mạng lưới nghiên cứu quốc tế (IRN)…
Trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn, chỉ có 150/1.812 trường được xếp hạng và lĩnh vực thiết kế có 260/2.760 trường được xếp hạng. Trường Đại học Văn Lang là đại diện duy nhất của Việt Nam được công nhận trong hai lĩnh vực này.
 |
Các chứng nhận vào top cao Bảng xếp hạng QS World University Rankings by subject 2025 của Trường Đại học Văn Lang. |
Với kết quả này, Trường Đại học Văn Lang vào nhóm xếp hạng cùng với 50 trường đại học danh tiếng toàn cầu như: Đại học Quốc gia Australia, Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), Đại học Tokyo (Nhật Bản)… về thiết kế - nghệ thuật.
Theo Thạc sĩ, họa sĩ Phan Quân Dũng, Trưởng Khoa Mỹ thuật và Thiết kế, Trường Đại học Văn Lang, nghệ thuật trình diễn là một phương pháp giáo dục quan trọng, giúp sinh viên nhận diện rõ ràng các yếu tố công năng và nghệ thuật trong hệ thống thiết kế. Đây là hướng đi chiến lược của khoa cũng như nhà trường, tạo nên sự khác biệt trong đào tạo và mở ra cơ hội tiếp cận tư duy thiết kế hiện đại trên thế giới.
 |
Lĩnh vực đào tạo: Thiết kế và Nghệ thuật trình diễn được Trường Đại học Văn Lang đào tạo theo hướng tiếp cận xu hướng thế giới. |
Cũng trong Bảng xếp hạng QS World University Rankings by subject 2025, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh có 1 ngành thuộc top 100 thế giới, 1 ngành thuộc top 200 thế giới, 3 ngành thuộc top 300 thế giới, 10 ngành thuộc top 400 thế giới và 15 ngành thuộc top 500 thế giới.
Tin, ảnh: LÊ MY
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
Nguồn nhân lực bán dẫn, công nghệ cao được coi là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao (CNC), chính vì vậy thời gian qua, các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học nỗ lực đổi mới để đào tạo nguồn nhân lực CNC với mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được 50.000 kỹ sư cho ngành công nghiệp bán dẫn (CNBD) theo như Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành CNBD đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” của Chính phủ.
Ngày 14-3, Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn CT Group tổ chức Hội thảo "Công nghệ đóng gói, kiểm thử tiên tiến: Cơ hội cho Việt Nam", thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn.