Ngày 27-8, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia thuộc Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), công nghệ xử lý nước nano đã được chuyển giao thành công từ Công ty ZwitterCo (Hoa Kỳ) cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Nông sản công nghệ.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp khoa học và công nghệ đánh giá: Đây là giải pháp hướng đến việc áp dụng công nghệ xanh bảo vệ môi trường. Với việc chuyển giao công nghệ xử lý nước đột phá này, các khu công nghiệp có thể sử dụng công nghệ này tạo nền tảng, hạ tầng dùng chung nhằm giảm bớt chi phí cho các doanh nghiệp. Thay vì 1 doanh nghiệp, nhà máy sử dụng nền tảng công nghệ này thì khu công nghiệp có thể sử dụng để các nhà máy tại khu công nghiệp đều được hưởng lợi với chi phí được tối ưu hóa.
 |
Các đại biểu tham quan công nghệ xử lý nước nano của Công ty ZwitterCo (Hoa Kỳ).
|
Công nghệ xử lý nước của ZwitterCo sử dụng màng lọc nano biến nước thải công nghiệp thành nước tinh khiết. Màng nano là sáng chế của startup tại Hoa Kỳ, sáng chế này được phát triển từ nghiên cứu đoạt giải trong cuộc thi tại Trường Đại học Tufts. Công nghệ này sử dụng màng lọc nano trông tương tự như một miếng bọt biển khi phóng to, trên bề mặt của màng có những lỗ chân lông có thể loại bỏ hơi ẩm từ không khí và hoạt động như một bơm hút chân không, kéo các phân tử nước ra khỏi dầu và chất bẩn trong nước thải.
Cũng tại sự kiện, đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia và các đơn vị nhằm thúc đẩy thương mại hóa các dự án công nghệ tại Việt Nam.
Tin, ảnh: THU HÀ
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.
QĐND - Đoàn bộ binh B95 (Quân khu 3) đóng quân trên địa bàn rộng, địa hình phức tạp, ở cả khu vực rừng núi và ven biển, vì vậy công tác bảo đảm hậu cần nói chung, bảo đảm nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bộ đội gặp nhiều khó khăn. Những năm trước đây, bộ đội sử dụng nước sông, suối chưa có điều kiện xử lý triệt để nên đơn vị thường xảy ra các bệnh ngoài da, tiêu hóa, đau mắt đỏ...
Trong điều kiện chiến tranh hóa học, sinh học và phóng xạ hoặc xảy ra sự cố môi trường, việc bảo đảm nước uống cho người lính làm tròn nhiệm vụ càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, trong những năm gần đây, quân đội các nước đã chú trọng đầu tư nghiên cứu, phát triển công nghệ và mua sắm các hệ thống thiết bị xử lý nước sạch hiện đại, đáp ứng yêu cầu cơ động và hoạt động dã chiến của người lính...
Hội đồng Khoa học-Công nghệ Tổng cục Kỹ thuật đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học-công nghệ về khảo sát, ứng dụng công nghệ xử lý môi trường và sản phẩm hệ thống công nghệ xử lý nước sinh hoạt do Trung tâm Đào tạo-Huấn luyện (Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, Tổng cục Kỹ thuật) thực hiện...
Nước thải do các cơ sở sửa chữa, bảo quản vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT), đặc biệt là dây chuyền nhuộm đen súng, pháo có chứa nhiều hóa chất độc hại, trong đó có hóa chất ni-tơ-rít nát-ri (NaNO2) độc tính cao...