Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) vừa đưa ra một số thông tin đáng chú ý: Để mua trả góp chung cư ở Hà Nội, người mua cần có thu nhập tối thiểu dao động 45-210 triệu đồng/tháng, tùy theo khu vực.
Sự chênh lệch giữa thu nhập trung bình thực tế của người lao động tại Hà Nội (tính đến quý III-2024 là 10,7 triệu đồng/người/tháng, số liệu do Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố) và giá nhà khiến việc sở hữu nhà ở trên địa bàn Thủ đô hiện nay là không thể đối với phần lớn người có mức thu nhập trung bình, thậm chí là khá.
Nhiều nguyên nhân khiến giá nhà tăng cao đã được chỉ ra, chủ yếu do cung không đủ cầu; mà thủ tục pháp lý là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Dù đã được ấn định mức 45 triệu đồng/m2 trở xuống nhưng phân khúc chung cư bình dân tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày càng hiếm, chỉ có 5-7% tổng nguồn cung chung cư mới; trong khi phân khúc cao cấp chiếm 60-65%... tạo cơ hội cho nhóm đầu tư và càng đẩy giá nhà lên cao.
 |
Ảnh minh họa: doanhnghieptiepthi.vn |
Như vậy, để hiện thực hóa giấc mơ an cư của người lao động cần giải hai bài toán căn bản là: Nâng cao thu nhập và bình ổn giá nhà.
Tuy nhiên, để giải bài toán thứ nhất, chúng ta phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó lường từ bên ngoài. Hơn nữa, nếu thuận lợi cũng mất nhiều năm mới đạt được mức tính toán của VARS, chưa kể giá nhà vẫn có thể tăng. Như vậy, có làm được cũng chỉ giải quyết phần ngọn và hiệu quả không cao. Với bài toán thứ hai, chúng ta đã thấy rõ những nút thắt chính và nắm trong tay mọi quyền tự quyết.
Do đó, vấn đề cần ưu tiên tập trung giải quyết là tháo gỡ triệt để những bất cập trong chính sách thu hút đầu tư cũng như mua nhà ở xã hội; cải cách mạnh mẽ hướng tới đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư, kinh doanh bất động sản.
NGUYỄN ĐỨC TUẤN
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Cùng bàn luận xem các tin, bài liên quan.
Thời gian qua, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội, tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Thực hiện đề án của UBND tỉnh Sơn La về “Huy động nguồn nhân lực hỗ trợ hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”, huyện Yên Châu đã huy động tối đa các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho những hộ nghèo. Đến nay, huyện Yên Châu đã xóa được 100% số nhà tạm theo đề án. Việc xây mới, sửa nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn đã tạo động lực để các hộ vươn lên, ổn định cuộc sống.