TP Hà Nội hiện vẫn còn nhiều khu tập thể được xây dựng từ hàng chục năm trước, cũ nát, xuống cấp, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống của người dân.
Thành phố đã có chủ trương cải tạo, xây mới các khu tập thể này nhưng gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, nhất là vướng mắc trong giải quyết quyền lợi giữa người dân và chủ đầu tư. Mong rằng thành phố sẽ có những chính sách quyết liệt, phù hợp, người dân đồng thuận cao để khắc phục tình trạng này, xây mới những khu tập thể khang trang.
 |
Khu tập thể số 127 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy giữa những tòa nhà hiện đại. |
 |
Từ lâu, người dân khu tập thể số 127 Nguyễn Phong Sắc đã quen sống trong cảnh chật chội, ẩm mốc. |
 |
Khu tập thể Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy được xây dựng từ năm 1987. |
 |
Các hộ dân tại khu tập thể Nghĩa Tân phải làm “chuồng cọp” để cơi nới không gian sống. |
 |
Các loại dây điện, dây cáp như “mạng nhện” chăng đầy trước dãy C1, khu tập thể Nghĩa Tân. |
THÚY HẰNG (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Bạn đọc xem các tin, bài liên quan.
Nhắc đến khu tập thể (KTT), người ta thường nghĩ đến những ngôi nhà cao tầng san sát nhau, mang đậm dấu ấn thời kinh tế kế hoạch hóa. Đó không đơn thuần là những khối bê tông, mà còn là minh chứng cho lịch sử quy hoạch, phát triển đô thị và những giá trị văn hóa của người Việt hàng chục năm trước. Cuốn sách “Những mảnh ghép đô thị: Ngày xưa, KTT...” (Nhà xuất bản Xây dựng, 2024) của PGS, TS, kiến trúc sư Trần Minh Tùng (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội) đã mang đến cho độc giả góc nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về mô hình nhà ở đặc biệt này.
Chiều 31-5, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn (PCCC&CNCH), Công an thành phố Hà Nội thông tin, trong ngày, trên mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh đốt vàng mã ngay tại lối đi thang bộ, được cho là xảy ra tại khu tập thể D1 Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình.