Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Nhóm kỹ thuật, nêu rõ: Việc thành lập Nhóm kỹ thuật là một phần trong kế hoạch hoạt động NPAP đã được thống nhất tại cuộc họp thường niên của Nhóm công tác Chương trình NPAP ngày 12-4-2023 vừa qua. Thành viên của Nhóm kỹ thuật bao gồm: Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Dow Việt Nam, Unilever, An Phat Holdings, Tái chế Duy Tân, GreenHub, Startup Vietnam Foundation (SVF), Innovation Norway, UNDP và Ngân hàng Thế giới.

leftcenterrightdel
 Phó Đại sứ Mette Møglestue khẳng định Na Uy sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam giảm thải rác thải nhựa. Ảnh: KIM THANH

Cùng ngày, Nhóm kỹ thuật đã tổ chức phiên họp đầu tiên để thảo luận về các công nghệ mới cho Hệ thống đặt cọc-hoàn trả (DRS). DRS là hệ thống trong đó người tiêu dùng trả một khoản tiền đặt cọc nhỏ khi mua sản phẩm chai nhựa hoặc lon đồ uống. Phần tiền đặt cọc sẽ được hoàn khi họ mang gửi lại vỏ hộp tại điểm thu gom được chỉ định. Cơ chế này khuyến khích người tiêu dùng hoàn trả các vỏ hộp đựng đã qua sử dụng để tái chế và tái sử dụng, giảm bớt sức ép cho những bãi chôn lấp rác, bảo vệ dòng sông và đại dương khỏi rác thải nhựa rò rỉ.

leftcenterrightdel
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: KIM THANH 

Phát biểu tại phiên họp, Phó Đại sứ Na Uy tại Hà Nội Mette Møglestue cho biết, DRS đã được minh chứng là hệ thống thực hiện tốt nhất khi có thể thu gom và tái chế với tỷ lệ cao nhất các loại vỏ hộp đồ uống. Được coi là hình mẫu về thu hồi và tái chế vỏ hộp, DRS của Na Uy là một trong những mô hình hoạt động hiệu quả trên thế giới, gắn liền cùng cơ chế thực hiện EPR. Na Uy sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm rác thải nhựa.

Tại phiên họp, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn về DRS, bao gồm lợi ích, thách thức, kế hoạch thí điểm và nghiên cứu khả thi để phát triển những khuyến nghị về chính sách áp dụng DRS tại Việt Nam…

NGỌC MINH