Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, Điều 30 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể như sau:

1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.

4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.

* Bạn đọc Trần Đức Nam ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hỏi: Nội dung thực hiện tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được quy định như thế nào?

Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại khoản 1, Điều 57 Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:

Nội dung thực hiện:

a) Nâng cao nhận thức trợ giúp pháp lý điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

b) Tổ chức tập huấn điểm về kỹ năng thực hiện trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số, tập huấn điểm về tiếp cận trợ giúp pháp lý đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;

c) Xây dựng các chương trình về trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số;

d) Tổ chức chuyên đề trợ giúp pháp lý điểm kết nối cộng đồng;

đ) Biên soạn, cung cấp các tài liệu về chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số.

QĐND