Bạn đọc Đoàn Văn Hiển ở xã Thanh Thạch, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình hỏi: Đề nghị tòa soạn cho viết, việc chi hỗ trợ trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 39 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15-8-2023 của Bộ Tài chính quy định việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp từ Ngân sách nhà nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
1. Chi xây dựng chương trình phát triển năng lực thực hiện bình đẳng giới; số hóa trọn gói các chương trình xây dựng năng lực dưới hình thức các khóa học trực tuyến (số hóa các khóa học trực tuyến và tích hợp vào cổng thông tin Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để quản lý, vận hành và duy trì); tổ chức các khóa học trực tuyến. Nội dung, mức chi tương ứng theo quy định khoản 1 và khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
2. Chi đào tạo, tập huấn đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới, nâng cao năng lực cho các cấp làm công tác bình đẳng giới; tập huấn, tổ chức tọa đàm, giao lưu, nói chuyện chuyên đề nhằm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng; đánh giá hoạt động phát triển năng lực. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 8 Điều 4 Thông tư này.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Bạn đọc Nguyễn Minh Cương, xã Hoằng Châu, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết mục tiêu và đối tượng thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em?
* Bạn đọc Kiều Thanh Trung, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết nội dung thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em?