* Bạn đọc Kiều Thanh Trung, xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết nội dung thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em?
Trả lời: Vấn đề bạn quan tâm liên quan đến Dự án 8 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 được đề ra như sau:
+ Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.
+Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.
+ Bảo đảm tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
+ Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Bạn đọc Nguyễn Thu Hoài ở xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu hỏi: Trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 có nội dung hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn hay không? Nếu có, tòa soạn có thể cho biết cụ thể mức hỗ trợ như thế nào?
Sáng 15-3, tại Hà Giang, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, các cơ quan quản lý Dự án Nâng cao vị thế kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam (AWEEV) từ Hà Giang và Lai Châu tổ chức sự kiện chia sẻ kết quả thực hiện hợp phần tác động tới thời gian dành cho công việc chăm sóc không được trả công.
Là nhóm đối tượng yếu thế, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) thường phải chịu nhiều thiệt thòi bởi những tác động của các tập tục lạc hậu. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, với sự quyết tâm, sáng tạo, nhiều phụ nữ người DTTS đã tỏ rõ bản lĩnh, sự tự tin để vươn lên làm giàu chính đáng và khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong xã hội.