Bạn đọc Nguyễn Thị Hậu ở xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết việc hỗ trợ kinh phí để phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới được thực hiện theo quy định nào?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Khoản 2, Điều 37 Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15-8-2023 của Bộ Tài chính quy định việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp từ Ngân sách nhà nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
a) Chi tập huấn, biên soạn sổ tay hướng dẫn, tọa đàm, hội thảo; rà soát đánh giá liên quan đến xây dựng và triển khai thực hiện mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản. Nội dung và mức chi tương ứng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8 và 9 Điều 4 Thông tư này;
b) Chi hỗ trợ hòm giữ tiết kiệm và chi phí sinh hoạt trong 3 tháng đầu tiên: tối đa 500.000 đồng/tháng/tổ
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Bạn đọc Hứa Hữu Sàng ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, đối tượng vay vốn và thời hạn cho vay của chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý được pháp luật quy định như thế nào?
Bạn đọc Lý Thị Dua ở xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, đối tượng vay vốn và mức cho vay, thời hạn cho vay của chính sách tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được pháp luật quy định như thế nào?