Bạn đọc Hứa Hữu Sàng ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, đối tượng vay vốn và thời hạn cho vay của chính sách tín dụng ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 26 và Điều 30 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26-4-2022 của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025. Cụ thể như sau:
-Đối tượng vay vốn:
Đối tượng vay vốn là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở sản xuất kinh doanh) hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số, tham gia vào Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý (sau đây gọi là Dự án vùng trồng dược liệu quý), Dự án trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao (sau đây gọi là Dự án trung tâm nhân giống) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
-Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận tối đa là 10 năm.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Bạn đọc Vừ A Tam ở xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc chi hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý được quy định như thế nào?
Đã có những thời điểm, các thương lái Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra tới cả trăm triệu đồng cho một kilogram sâm Lai Châu, tạo ra những thách thức trong việc bảo tồn và phát triển nguồn sâm quý hiếm của vùng núi phía Bắc nước ta.