* Bạn đọc Đoàn Văn Hải ở xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, nguồn vốn sử dụng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 bao gồm những nguồn vốn nào?
Trả lời: Căn cứ khoản 2 Mục V Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg năm 2021, nguồn vốn sử dụng cho chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội gồm:
- Ngân sách nhà nước
- Nguồn vốn ODA
- Huy động các nguồn đóng góp hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc tôn giáo xem các tin, bài liên quan.
Việc thu hút nguồn vốn xã hội hóa là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông (HTGT) bên cạnh vốn đầu tư công. Để dự án xã hội hóa khả thi, bảo đảm phương án tài chính, cần đa dạng hóa nguồn vốn, trong đó có vốn tham gia của Nhà nước, nhà đầu tư, vốn vay, phát hành trái phiếu hoặc thông qua hợp tác kinh doanh... Cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư cũng cần tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để phát huy hiệu quả các nguồn lực.
Nằm trong 62 huyện nghèo của cả nước, thời gian qua, vốn tín dụng chính sách được coi là đòn bẩy giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) vươn lên trong cuộc sống. Tín dụng chính sách đã phát huy vai trò, hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương này.