Bạn đọc Hoàng Thị Bằng ở xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, việc chi hỗ trợ cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh; dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn được thực hiện theo quy định nào?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Khoản 2, Điều 34, Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15-8-2023 của Bộ Tài chính quy định việc sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp từ Ngân sách nhà nước trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:
Chi hỗ trợ cung cấp dịch vụ tầm soát, chẩn đoán và điều trị trước sinh và sơ sinh; dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn:
a) Chi khám, siêu âm, xét nghiệm cần thiết để sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn: Thực hiện theo quy trình chuyên môn y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ (chi phí này đã bao gồm lấy mẫu máu mao mạch, mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh, mẫu máu ngón tay bà mẹ trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh);
b) Chi gửi mẫu để thực hiện sàng lọc, gửi thông báo kết quả sàng lọc của đối tượng (bao gồm cả kết quả âm tính hoặc dương tính); chi phí đi lại khi phải chuyển tuyến theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và chỉ định của thủ trưởng cơ sở khám chữa bệnh thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh: Thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Thông tư này;
c) Chi hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng sử dụng dịch vụ: 50.000 đồng/đối tượng;
d) Chi hỗ trợ cho cán bộ trong những ngày thực hiện dịch vụ (ngoài chế độ công tác phí hiện hành): 50.000 đồng/người/01 buổi.
QĐND
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Dân tộc, tôn giáo xem các tin, bài liên quan
Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống, trước đây, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống từng là vấn đề nhức nhối, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội của một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I từ năm 2021 đến 2025, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, tình trạng này đã giảm, góp phần mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân.