Người Lô Lô ở Hà Giang có lịch sử phát triển từ lâu đời.
Dù sinh sống ở địa bàn khó khăn nhất cả nước nhưng đồng bào vẫn lạc quan, nỗ lực lao động sản xuất, chiến thắng những khắc nghiệt về địa hình, thời tiết, khí hậu nơi cao nguyên đá. Đồng bào Lô Lô ở Hà Giang được chia thành Lô Lô Đen (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn) và Lô Lô Hoa (huyện Mèo Vạc).
Với những nét văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng bào Lô Lô đã có những đóng góp không nhỏ vào kho tàng di sản văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam...
 |
Nụ cười của hai mẹ con người Lô Lô. |
 |
Bộ trang phục của phụ nữ Lô Lô gồm khăn, áo, quần, tạp dề, dây lưng, xà cạp, váy, giày. |
 |
Bình yên bên nếp nhà. |
 |
Phụ nữ Lô Lô với chiếc khăn truyền thống của dân tộc. |
 |
Dù còn nhiều khó khăn nhưng nụ cười vẫn luôn hiện diện nơi cao nguyên đá. |
HỒNG PHÚC (thực hiện)
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.
Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012.
Người Lô Lô ở Cao Bằng (chủ yếu là người Lô Lô đen-thuộc nhóm dân tộc có dân số dưới 10.000 người) gồm 528 hộ, khoảng 2.800 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm vùng cao thuộc các xã: Hồng Trị, Kim Cúc, Cô Ba (huyện Bảo Lạc) và Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm).
QĐND - Với những nghi thức đặc sắc, lễ rửa làng của đồng bào dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền nhiều đời nay của đồng bào nơi đây.