Cùng hai khách mời giao lưu là nhà văn Hoàng Quốc Hải và Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai, Phó tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tọa đàm đã trao đổi nhiều vấn đề của văn học lịch sử nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng ở Việt Nam hiện nay. 

leftcenterrightdel
Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai phát biểu tại tọa đàm. 

Giải đáp những câu hỏi đưa ra, nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả của bộ tiểu thuyết lịch sử “Bão táp triều Trần” và “Tám triều vua Lý”, cho rằng: Tiểu thuyết là sự hư cấu nhưng trên cơ sở nhà văn phải làm chủ lịch sử. Lịch sử là cái đinh mà trên đó nhà văn treo bức tranh là tác phẩm của mình. Tiểu thuyết lịch sử cũng không phụ thuộc vào chính sử, dã sử, hay bất cứ lối viết nào mà yếu tố quan trọng nhất phụ thuộc vào tài năng của nhà văn để vẽ nên gương mặt của thời đại mà tác phẩm phản ánh.

Đề cập đến yêu cầu của người viết, Thượng tá, nhà văn Phùng Văn Khai cũng khẳng định, với nhiệm vụ giải mã lịch sử, người viết tiểu thuyết lịch sử phải có kiến thức sâu rộng. 

Mối liên hệ giữa văn học và lịch sử và những yêu cầu đặt ra cho lý luận phê bình tiểu thuyết lịch sử đã được PGS, TS, nhà văn Vũ Nho đưa ra phân tích. Nhiều ý kiến cũng đề nghị các nhà lý luận phê bình, nhà văn, người yêu lịch sử và văn chương chỉ ra và lên án, phê phán mạnh mẽ những tác phẩm, tác giả nhân danh văn học nghệ thuật để xuyên tạc lịch sử dân tộc. 

leftcenterrightdel

Tọa đàm thu hút đông đảo nhà văn và những người quan tâm tới tiểu thuyết lịch sử đến dự.  

Với sự tham gia trao đổi sôi nổi của các nhà văn và độc giả quan tâm tới tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, tọa đàm đã làm rõ hơn và gợi mở nhiều vấn đề xung quanh tiểu thuyết lịch sử và hoạt động sáng tác đang được công chúng và những nhà quản lý văn học nghệ thuật quan tâm. 

Tin, ảnh: DƯƠNG HÒA

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.