Nói về lý luận phê bình văn học, nghệ thuật ở nước ta nói chung, Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (khóa X) đã chỉ rõ, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn lạc hậu nhiều mặt, chưa giải đáp được nhiều vấn đề của đời sống, còn xa rời thực tiễn sáng tác... Hoạt động phê bình văn học, nghệ thuật có biểu hiện tụt hậu so với yêu cầu, thực hiện chưa tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với sáng tác. Chất lượng khoa học và tính chuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ; xuất hiện lối phê bình cảm tính, thiếu một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác giả và tác phẩm, văn hóa phê bình bị hạ thấp... 

leftcenterrightdel
 Quang cảnh hội thảo.

Nằm trong dòng chảy chung của văn học, nghệ thuật, thực trạng và giải pháp cho lý luận phê bình sân khấu là vấn đề không mới nhưng vẫn luôn cần được quan tâm bởi nó là một bộ phận cấu thành của nghệ thuật sân khấu. Nhưng lực lượng phê bình sân khấu Thủ đô cũng như cả nước đang rất thiếu vắng, nhất là đội ngũ trẻ; thiếu những công trình nghiên cứu mang tính tổng quát chung, nhiều loại hình chưa có người quan tâm nghiên cứu; phê bình văn học, nghệ thuật nói chung, sân khấu nói riêng thiếu sinh hoạt phản biện đầy đủ của người viết…

Trước những vấn đề đặt ra, tham luận của các đại biểu là các nhà nghiên cứu và các tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ Hội Sân khấu Hà Nội đã chỉ rõ thực trạng, nguyên nhân và đề xuất những giải pháp hữu ích. Qua đó thiết thực đóng góp cho sự phát triển của lý luận phê bình sân khấu cũng như nghệ thuật sân khấu hôm nay. 

Tin, ảnh: DƯƠNG THU

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Văn hóa xem các tin, bài liên quan.