Đây là lần thứ hai Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tiếp nhận khối tài liệu lớn của nhà văn Sơn Tùng do gia đình trao tặng, với hơn 1000 bức ảnh, trang tư liệu.

Các tư liệu gồm rất nhiều hình ảnh về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trong đó có khối tư liệu, hình ảnh về quê hương, gia đình, cuộc đời và quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tổng Bí thư Lê Duẩn; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng...cùng nhiều tư liệu, hình ảnh về các nhà chí sĩ yêu nước tiền bối. Bên cạnh đó, trung tâm cũng tiếp nhận khối tài liệu quý về cuộc đời, sự nghiệp và đời sống của nhà văn Sơn Tùng.

leftcenterrightdel
Đại diện Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tiếp nhận hiện vật của nhà văn Sơn Tùng do gia đình trao tặng.

Những tư liệu chân thực, sinh động, đa dạng cùng với những tác phẩm được viết từ chính ngòi bút của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa - nhà văn Sơn Tùng đã khắc họa cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ, Người lãnh tụ kính yêu của dân tộc; những đóng góp của đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Đây là nguồn thông tin tin cậy, quý giá về các chặng đường lịch sử của dân tộc. Ngoài ra, thông qua những tư liệu được gia đình trao tặng Trung tâm lần này để hiểu rõ hơn về đóng góp của nhà văn Sơn Tùng với nền văn học nghệ thuật nước nhà và với công tác lưu trữ quốc gia. Nhà văn Sơn Tùng không chỉ là một thương binh nặng, một người có công với nước mà còn là tấm gương về nhân cách và sự nỗ lực phi thường trong lao động.

Trong thời gian tới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III sẽ thực hiện việc chỉnh lý, sắp xếp khoa học và phát huy có hiệu quả giá trị của các tài liệu, đưa tài liệu đến với công chúng và phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

leftcenterrightdel
 Nhà văn Sơn Tùng. Ảnh: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III cung cấp.

 

leftcenterrightdel
Vợ chồng nhà văn Sơn Tùng. 
leftcenterrightdel

Trung tâm Lưu trữ quốc gia III với các hình ảnh được trưng bày tại buổi lễ. 

 

 

Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng; bí danh Ái Thanh, bút danh: Sơn Tùng, Sơn Phong.

Ông sinh ngày 8-8-1928, tại làng Hoa Lũy, nay là xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước.

Nhà văn Sơn Tùng có 10 năm (1944-1954) hoạt động cách mạng ở quê nhà, như: Làm giao thông mật cho hai huyện Diễn Châu và Yên Thành; Bí thư đoàn thanh niên Cứu quốc xã Diễn Kim; Bí thư huyện đoàn Thanh niên cứu quốc huyện Diễn Châu và tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc tỉnh Nghệ An.

 

Tin, ảnh: KHÁNH HUYỀN